Tập Trung Bảo Vệ Sản Xuất Mùa Lũ

Vụ lúa thu đông này xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự xuống giống gần 1.200ha lúa và hoa màu, là một trong những địa phương có diện tích lúa thu đông nhiều nhất của huyện. Tuy nhiên, đây cũng là xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở vào mùa lũ. Do vậy mọi công tác bảo vệ sản xuất đang được xã tập trung.
Đê bao kết hợp với đường giao thông nông thôn ấp Long Hòa bảo vệ 60ha sản xuất hoa màu của người dân. Những năm gần đây, địa phương cũng như huyện tập trung gia cố, tôn cao đoạn đê này gần 5m, mặt đê 3m, cơ bản đảm bảo an toàn diện tích sản xuất, nên người dân tương đối an tâm canh tác.
Từ đầu mùa lũ, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão - Giảm nhẹ thiên tai xã Long Thuận đã triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn cao điểm mùa lũ, trong đó tập trung bảo vệ sản xuất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh diện tích sản xuất lúa thu đông cơ bản đảm ăn chắc vì có hệ thống đê bao kiên cố thì diện tích sản xuất hoa màu thuộc ấp Long Thạnh và một vài đoạn thuộc ấp Long Hòa được xem là khu vực trọng yếu.
Theo UBND xã Long Thuận tại 2 ấp này có khoảng 100ha sản xuất hoa màu các loại như hành lá, củ cải, cải tùa xại và rau các loại. Hiện các diện tích này đang ở giai đoạn bắt đầu xuống giống hoặc xuống giống khoảng 1 tháng tuổi.
Ông Kha Văn Liến, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thuận cho biết: “Trước tình hình lũ diễn biến khá phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão phân công các ngành, các ấp cũng như các thành viên trong Ban Chỉ huy phải thường xuyên theo dõi, gia cố đê bao để bảo vệ ăn chắc diện tích sản xuất.
UBND xã Long Thuận cũng đề nghị thi công nắn tuyến đoạn đê bao sạt lở chiều 130m. Bên cạnh đó, các ngành cũng tiến hành khảo sát và dự kiến tiếp tục nắn tuyến một số đoạn đê bao có nguy cơ tại 2 ấp Long Thạnh và Long Hòa để nhân dân an tâm sản xuất.
Những ngày qua, do áp lực nước thượng nguồn đổ về mạnh nên 1 số đoạn tại 2 tuyến đê ấp Long Hòa và Long Thạnh cũng đã xuất hiện vài chỗ sạt lở dạo, chiều dài sạt lở trên 40m, nguy cơ đe dọa đến diện tích sản xuất của bà con.
Theo UBND xã Long Thuận, việc sản xuất hoa màu của xã chia thành nhiều ô đê bao nhỏ nên tổ chức quản lý theo từng vùng. Hiện xã đang tích cực vận động nhân dân ở các khu vực xung yếu cho cát vô bao dự trữ sẵn để khắc phục kịp thời khi có sự cố vỡ đê xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Trong những tháng đầu năm, các nhà vườn ở TX Bình Minh (Vĩnh Long) đã thu hoạch được trên 17.000 tấn trái cây các loại. Trong đó, giá nhiều loại trái cây thanh nhiệt như: bưởi Năm Roi, thanh trà, mận xanh đường luôn ổn định ở mức cao nên các nhà vườn rất phấn khởi.

Người tiên phong mở ra hướng phát triển kinh tế này là ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm, xã Hòa Phú. Cách đây dăm năm, nhờ thu nhập cao từ thả cá nước ngọt quy mô thâm canh, ông đầu tư mua hơn chục con bò về nuôi. Hồi đó, thức ăn cho bò chỉ là cây cỏ tự nhiên tại các gò đồi.

Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.

Vụ lúa đông xuân là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, vì cho năng suất, sản lượng và chất lượng cao nhất so với các vụ lúa còn lại. Vì thế, ngành Nông nghiệp huyện khuyến cáo các xã cần dựa trên cơ sở dự báo thời tiết, thủy văn và sự di trú của các đối tượng dịch hại để xây dựng lịch thời vụ xuống giống đồng loạt né rầy gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá một cách phù hợp.

Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Hai trong số nhiều mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.