Tập Trung Bảo Vệ Sản Xuất Mùa Lũ

Vụ lúa thu đông này xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự xuống giống gần 1.200ha lúa và hoa màu, là một trong những địa phương có diện tích lúa thu đông nhiều nhất của huyện. Tuy nhiên, đây cũng là xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở vào mùa lũ. Do vậy mọi công tác bảo vệ sản xuất đang được xã tập trung.
Đê bao kết hợp với đường giao thông nông thôn ấp Long Hòa bảo vệ 60ha sản xuất hoa màu của người dân. Những năm gần đây, địa phương cũng như huyện tập trung gia cố, tôn cao đoạn đê này gần 5m, mặt đê 3m, cơ bản đảm bảo an toàn diện tích sản xuất, nên người dân tương đối an tâm canh tác.
Từ đầu mùa lũ, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão - Giảm nhẹ thiên tai xã Long Thuận đã triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn cao điểm mùa lũ, trong đó tập trung bảo vệ sản xuất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh diện tích sản xuất lúa thu đông cơ bản đảm ăn chắc vì có hệ thống đê bao kiên cố thì diện tích sản xuất hoa màu thuộc ấp Long Thạnh và một vài đoạn thuộc ấp Long Hòa được xem là khu vực trọng yếu.
Theo UBND xã Long Thuận tại 2 ấp này có khoảng 100ha sản xuất hoa màu các loại như hành lá, củ cải, cải tùa xại và rau các loại. Hiện các diện tích này đang ở giai đoạn bắt đầu xuống giống hoặc xuống giống khoảng 1 tháng tuổi.
Ông Kha Văn Liến, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thuận cho biết: “Trước tình hình lũ diễn biến khá phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão phân công các ngành, các ấp cũng như các thành viên trong Ban Chỉ huy phải thường xuyên theo dõi, gia cố đê bao để bảo vệ ăn chắc diện tích sản xuất.
UBND xã Long Thuận cũng đề nghị thi công nắn tuyến đoạn đê bao sạt lở chiều 130m. Bên cạnh đó, các ngành cũng tiến hành khảo sát và dự kiến tiếp tục nắn tuyến một số đoạn đê bao có nguy cơ tại 2 ấp Long Thạnh và Long Hòa để nhân dân an tâm sản xuất.
Những ngày qua, do áp lực nước thượng nguồn đổ về mạnh nên 1 số đoạn tại 2 tuyến đê ấp Long Hòa và Long Thạnh cũng đã xuất hiện vài chỗ sạt lở dạo, chiều dài sạt lở trên 40m, nguy cơ đe dọa đến diện tích sản xuất của bà con.
Theo UBND xã Long Thuận, việc sản xuất hoa màu của xã chia thành nhiều ô đê bao nhỏ nên tổ chức quản lý theo từng vùng. Hiện xã đang tích cực vận động nhân dân ở các khu vực xung yếu cho cát vô bao dự trữ sẵn để khắc phục kịp thời khi có sự cố vỡ đê xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

“Trồng dưa hấu chẳng khác gì đánh bạc, may rủi lắm. Trời thương thì được mùa, được giá, còn không đặng thì phải chịu thua lỗ. Vụ này, ai cũng héo mặt vì giá thấp, còn dưa non thì rụng trái, chết nhiều”- ông Nguyễn Văn Luần (xã Xuân An, thị xã An Khê, Gia Lai) nói trong than thở.

Gần đây, một số trang mạng điện tử phản ánh về người chăn nuôi gà Đông Tảo phát sốt vì lo, phải mang gà đi ký gửi ở các địa phương khác để tránh dịch. Để tìm hiểu thực hư về những thông tin trên, chúng tôi đã về địa phương tìm hiểu.

Với nghề nuôi ếch thịt và sản xuất ếch giống, ông Đinh Như Trực (thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã có thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.

Câu chuyện nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó đang được giá không mới đối với vùng Tây Nguyên, mà điều đáng nói là dẫu hệ lụy đã được báo trước nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp rủi ro.

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).