Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập huấn phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Tập huấn phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Ngày đăng: 05/10/2015

Học viên thăm và tìm hiểu về vùng nguyên liệu sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tại lớp tập huấn, học viên cùng với giảng viên trao đổi, chia sẻ về phương pháp khuyến nông hiện trường (FFS); kỹ thuật sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; lợi ích của việc áp dụng VietGAP trong sản xuất chè...

Qua lớp tập huấn, học viên được học, trao đổi, thảo luận và thực hành tự hoàn thiện một bài giảng theo phương pháp FFS về chủ đề thực tế sản xuất tại địa phương; thực hành cách thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm chè đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP tại nương chè.

Ngoài ra, học viên được giới thiệu thêm về các bước tiến hành để được chứng nhận VietGAP, các thủ tục cần thiết khi khiếu nại và giải quyết khiếu nại, một số phụ lục về tiêu chuẩn các loại chất có trong đất, nước… trong sản xuất chè theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Bên cạnh đó,  học viên được tham quan thực tế nhà máy chè Ôlong tại xã Bản Bo (huyện Tam Đường), tìm hiểu về vùng sản xuất nguyên liệu chè, quy trình chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Được cán bộ nhà máy giải đáp thắc mắc liên quan và thăm những gia đình tiêu biểu trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương.

Qua đó, học viên nắm và thực hành được cách làm theo phương pháp FFS, lấy người học làm trung tâm, từ đó chủ động hơn trong cách lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp khi tổ chức tập huấn tại cơ sở, hướng dẫn nông dân vùng chè phát triển sản xuất an toàn theo hướng VietGAP trên các vùng nguyên liệu phù hợp.

Tỉnh Lai Châu đã và đang quy hoạch, phát triển các vùng chè chất lượng cao tại các huyện có điều kiện phù hợp như Tân Uyên, Tam Đường, TP.Lai Châu nên việc tổ chức lớp tập huấn này rất phù hợp, nhằm cập nhật tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết để cán bộ khuyến nông truyền đạt lại cho nông dân, từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.           


Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện về sinh sản nhân tạo giống thủy sản Câu chuyện về sinh sản nhân tạo giống thủy sản

Tiền Giang được mệnh danh là một trong những trung tâm lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về sản xuất, cung ứng con giống thủy sản, đặc biệt là sinh sản giống nhân tạo.

03/07/2015
Đồng Tháp tiến tới liên kết sản xuất giúp ngành cá tra phát triển Đồng Tháp tiến tới liên kết sản xuất giúp ngành cá tra phát triển

Hiện nay, người nuôi cá tra phải đối diện với nhiều thách thức. Đặc biệt giá cá tra thương phẩm đang sụt giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ. Để giúp sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, tỉnh Đồng Tháp tích cực tìm những hướng đi cho ngành hàng chủ lực.

03/07/2015
Xuất khẩu cua ghẹ sang Mỹ tăng Xuất khẩu cua ghẹ sang Mỹ tăng

Mỹ là thị trường NK lớn nhất cua ghẹ của Việt Nam, chiếm gần 45% tổng giá trị XK. Trong 4 tháng đầu năm nay, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 12,6 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

03/07/2015
Bình Thuận khắc khoải làng cá cơm Bình Thuận khắc khoải làng cá cơm

Mặc dù được xem là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận, nhưng nghề làm cá cơm ở làng chài Mũi Né (TP Phan Thiết) đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự vất vả của nghề, đầu ra thì bấp bênh, thiếu vốn đầu tư và nguồn lợi thủy sản đang ngày dần cạn kiệt. Làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một nếu không có biện pháp kịp thời.

03/07/2015
Vì sao xuất khẩu cá tra sang EU giảm? Vì sao xuất khẩu cá tra sang EU giảm?

Tính đến hết tháng 5/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt 118,9 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 thị trường XK đơn lẻ hàng đầu trong khối, duy nhất giá trị XK sang Anh tăng 44,9%, các thị trường còn lại: Hà Lan giảm 1,8%; Tây Ban Nha giảm 45,3% và Đức giảm 27,7% so với cùng kỳ năm 2014.

03/07/2015