Tập huấn phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Học viên thăm và tìm hiểu về vùng nguyên liệu sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tại lớp tập huấn, học viên cùng với giảng viên trao đổi, chia sẻ về phương pháp khuyến nông hiện trường (FFS); kỹ thuật sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; lợi ích của việc áp dụng VietGAP trong sản xuất chè...
Qua lớp tập huấn, học viên được học, trao đổi, thảo luận và thực hành tự hoàn thiện một bài giảng theo phương pháp FFS về chủ đề thực tế sản xuất tại địa phương; thực hành cách thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm chè đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP tại nương chè.
Ngoài ra, học viên được giới thiệu thêm về các bước tiến hành để được chứng nhận VietGAP, các thủ tục cần thiết khi khiếu nại và giải quyết khiếu nại, một số phụ lục về tiêu chuẩn các loại chất có trong đất, nước… trong sản xuất chè theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Bên cạnh đó, học viên được tham quan thực tế nhà máy chè Ôlong tại xã Bản Bo (huyện Tam Đường), tìm hiểu về vùng sản xuất nguyên liệu chè, quy trình chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Được cán bộ nhà máy giải đáp thắc mắc liên quan và thăm những gia đình tiêu biểu trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương.
Qua đó, học viên nắm và thực hành được cách làm theo phương pháp FFS, lấy người học làm trung tâm, từ đó chủ động hơn trong cách lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp khi tổ chức tập huấn tại cơ sở, hướng dẫn nông dân vùng chè phát triển sản xuất an toàn theo hướng VietGAP trên các vùng nguyên liệu phù hợp.
Tỉnh Lai Châu đã và đang quy hoạch, phát triển các vùng chè chất lượng cao tại các huyện có điều kiện phù hợp như Tân Uyên, Tam Đường, TP.Lai Châu nên việc tổ chức lớp tập huấn này rất phù hợp, nhằm cập nhật tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết để cán bộ khuyến nông truyền đạt lại cho nông dân, từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nông dân nhiều nơi có xu thế bỏ trồng cây đậu nành để chuyển sang trồng lúa, khoai... thì có một thực tế là nhu cầu về đậu nành lại đang ngày một tăng lên...

Thời tiết lúc trồng không mấy thuận lợi, năng suất dưa hấu, dưa bở không cao như mọi năm nhưng bù lại tình hình thị trường, giá cả lại ổn định suốt từ đầu đến cuối vụ. Chính bởi điều này nên người trồng dưa hấu, dưa bở trên địa bàn huyện Kim Bôi đang trong tâm trạng phấn chấn.

Gần 1 tháng nay, giá cá tra ở khu vực miền Tây Nam bộ liên tục tăng và đạt mức kỷ lục 25.000 đến 25.500 đồng/kg - cao nhất trong mấy năm trở lại đây.

Mặc dù giá tôm hiện nay có giảm so với tháng trước nhưng vẫn ở mức cao, nông dân thu lợi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/ha tùy hình thức nuôi.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù giá cá tra đang nằm ở mức cao hơn giá thành sản xuất từ 2.000 - 3.000 đồng/kg nhưng diện tích thả nuôi và sản lượng cá tra hầu hết các tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tính đến thời điểm này đều giảm, trừ Tiền Giang và Bến Tre tăng.