Tập huấn kỹ thuật trồng tiêu cho nông dân Tiên Phước

Thông qua lớp tập huấn, nông dân Tiên Phước sẽ quản lý tốt hơn dịch bệnh trên dây tiêu.
Theo đó, những hộ dân trồng trên 100 chói tiêu của tất cả các xã, thị trấn sẽ được tham gia học tập kinh nghiệm, tiếp cận với những mô hình trồng tiêu hiệu quả trên cả nước.
Ông Tống Phước Thuần - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước cho biết, đây là đợt tập huấn thứ 2 trong năm 2015 và nằm trong định hướng phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại giai đoạn 2014 - 2018 của huyện.
Theo nhiều nông dân, vì trước đây chưa được tiếp cận với những lớp tập huấn như thế này nên thiếu kinh nghiệm trong cách chăm sóc, quản lý sâu bệnh khiến sản lượng không đạt như mong muốn.
Các bệnh gây hại cho dây tiêu thường gặp như tuyến trùng rễ, sâu đục thân, độc cành, nấm…
Tính riêng năm 2015, huyện Tiên Phước có thêm 80 hộ trồng tiêu với quy mô trên 100 chói, nâng số lượng hộ trồng trên 100 chói gần 130 hộ.
Ngoài ra có khoảng 400 - 500 hộ trồng tiêu quy mô dưới 100 chói.
Có khoảng 60ha đất được tận dụng vào mục đích trồng tiêu.
Trong đề án mở rộng diện tích tiêu giai đoạn 2014 - 2018, chỉ tiêu đặt ra tăng 10ha/năm.
Được biết, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tiêu Tiên Phước.
Vừa qua, sản phẩm tiêu Tiên Phước (Công ty TNHH Sơn Tiến, Tiên Phước) được bình chọn là sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Thống kê của Cục Trồng trọt cho thấy sản lượng nhiều loại cây trồng tăng so với năm 2012, đáp ứng dồi dào cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Dịp cuối năm, trong khi hàng loạt các loại hàng hóa tiêu dùng thi nhau tăng giá, các sản phẩm chăn nuôi, nông nghiệp khác cũng bị thương lái găm hàng đẩy giá lên thì lại xảy ra một nghịch lý với cây đao riềng.

Như vậy, đầu năm đến nay, Đội kiểm tra lưu động Trạm Thú y huyện Châu Thành A phát hiện 65 trường hợp vi phạm vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép qua địa bàn, xử phạt với tổng số tiền hơn 70 triệu đồng.

Vụ ngô đông này, nông dân Ngọc Châu phấn khởi khi mỗi 1 kg ngô ngọt có giá bán 8 nghìn đồng, tăng gấp đôi so với thời điểm này năm ngoái.

Hiện gương sen có giá từ 23.000-25.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất có lúc 37.000 đồng/kg, cùng với ngó có giá 13.000-15.000 đồng/kg. Trung bình mỗi công sen vừa bán gương và ngó cho thu nhập 5-6 triệu đồng/công. Nguồn thu nhập tương đối ổn định đối với những khu vực vùng trũng.