Tập huấn kỹ thuật trồng tiêu cho nông dân Tiên Phước

Thông qua lớp tập huấn, nông dân Tiên Phước sẽ quản lý tốt hơn dịch bệnh trên dây tiêu.
Theo đó, những hộ dân trồng trên 100 chói tiêu của tất cả các xã, thị trấn sẽ được tham gia học tập kinh nghiệm, tiếp cận với những mô hình trồng tiêu hiệu quả trên cả nước.
Ông Tống Phước Thuần - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước cho biết, đây là đợt tập huấn thứ 2 trong năm 2015 và nằm trong định hướng phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại giai đoạn 2014 - 2018 của huyện.
Theo nhiều nông dân, vì trước đây chưa được tiếp cận với những lớp tập huấn như thế này nên thiếu kinh nghiệm trong cách chăm sóc, quản lý sâu bệnh khiến sản lượng không đạt như mong muốn.
Các bệnh gây hại cho dây tiêu thường gặp như tuyến trùng rễ, sâu đục thân, độc cành, nấm…
Tính riêng năm 2015, huyện Tiên Phước có thêm 80 hộ trồng tiêu với quy mô trên 100 chói, nâng số lượng hộ trồng trên 100 chói gần 130 hộ.
Ngoài ra có khoảng 400 - 500 hộ trồng tiêu quy mô dưới 100 chói.
Có khoảng 60ha đất được tận dụng vào mục đích trồng tiêu.
Trong đề án mở rộng diện tích tiêu giai đoạn 2014 - 2018, chỉ tiêu đặt ra tăng 10ha/năm.
Được biết, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tiêu Tiên Phước.
Vừa qua, sản phẩm tiêu Tiên Phước (Công ty TNHH Sơn Tiến, Tiên Phước) được bình chọn là sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27/11/2013, tại Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã tổ chức buổi họp báo "Hội thi – Triển lãm Bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh lần IV - năm 2013". Được biết, hiện nay tổng số lượng bò sữa của TP khoảng 90.000 con, với chu kỳ cho sữa trung bình hàng năm là 6000 lít/con/chu kỳ cho sữa.

Cách đây gần 10 năm, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã quy hoạch, phát triển khu chăn nuôi tập trung với diện tích hơn 50ha.

Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) là địa phương vốn có truyền thống trồng lạc thương phẩm, nhưng từ khi tham gia liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc giống thuộc “dự án cạnh tranh nông nghiệp”, bà con ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà mở ra hướng làm ăn mới.

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.

Tham quan mô hình trồng nấm rơm trái vụ do Trung tâm KN-KN Bắc Ninh phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) tổ chức tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình, chúng tôi thấy sự phấn khởi của nông dân.