Tập huấn kỹ thuật trồng tiêu cho nông dân Tiên Phước

Thông qua lớp tập huấn, nông dân Tiên Phước sẽ quản lý tốt hơn dịch bệnh trên dây tiêu.
Theo đó, những hộ dân trồng trên 100 chói tiêu của tất cả các xã, thị trấn sẽ được tham gia học tập kinh nghiệm, tiếp cận với những mô hình trồng tiêu hiệu quả trên cả nước.
Ông Tống Phước Thuần - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước cho biết, đây là đợt tập huấn thứ 2 trong năm 2015 và nằm trong định hướng phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại giai đoạn 2014 - 2018 của huyện.
Theo nhiều nông dân, vì trước đây chưa được tiếp cận với những lớp tập huấn như thế này nên thiếu kinh nghiệm trong cách chăm sóc, quản lý sâu bệnh khiến sản lượng không đạt như mong muốn.
Các bệnh gây hại cho dây tiêu thường gặp như tuyến trùng rễ, sâu đục thân, độc cành, nấm…
Tính riêng năm 2015, huyện Tiên Phước có thêm 80 hộ trồng tiêu với quy mô trên 100 chói, nâng số lượng hộ trồng trên 100 chói gần 130 hộ.
Ngoài ra có khoảng 400 - 500 hộ trồng tiêu quy mô dưới 100 chói.
Có khoảng 60ha đất được tận dụng vào mục đích trồng tiêu.
Trong đề án mở rộng diện tích tiêu giai đoạn 2014 - 2018, chỉ tiêu đặt ra tăng 10ha/năm.
Được biết, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tiêu Tiên Phước.
Vừa qua, sản phẩm tiêu Tiên Phước (Công ty TNHH Sơn Tiến, Tiên Phước) được bình chọn là sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, lịch gieo sạ lúa đại trà vụ đông xuân 2014 – 2015 bắt đầu từ ngày 25.12.2014 đến ngày 10.1.2015. Đối với chân ruộng trũng, chưa rút nước kịp thời thì gieo mạ để cấy và phải chấm dứt gieo cấy trước ngày 15.1.2015. Cơ cấu giống lúa tập trung ở các loại trung, ngắn ngày.

Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.

“Vụ hè cũng như vụ đông, chỗ khác thì lo thiếu nước, còn nông dân ở dọc kênh chìm này thì lúc nào cũng lo thừa nước. Thừa đến nỗi chả trồng được cây gì”- ông Huỳnh Ngọc Vàng ngụ ở đội 3 thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi than thở khi nhắc đến hơn 2 sào ruộng ở xứ đồng Tiểu Giang.

Là một xã vùng sâu của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), kinh tế chậm phát triển nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự đoàn kết, đồng lòng, góp sức của người dân, xã A Xing đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó nổi bật nhất là kết quả xây dựng nông thôn mới.

Vừa qua, Hội đồng Khoa học tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục tại tỉnh Quảng Bình”. Đây là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Công ty cổ phần Thanh Hương (Hải Ninh, Quảng Ninh) chủ trì, kéo dài gần 3 năm với tổng kinh phí lên đến 2,6 tỷ đồng.