Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP

Đây là nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên của Trung tâm Khuyến nông. Hằng năm Trung tâm tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn cho nông dân về các mô hình sản xuất nông nghiệp để bà con tiếp cận học hỏi và áp dụng.
Tham dự lớp tập huấn có đã có 30 học viên là cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên cơ sở từ 03 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
Nội dung chính của lớp tập huấn tập trung hướng dẫn về: Phương pháp và kỹ năng hoạt động khuyến nông; Kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP; Những hiểu biết cơ bản, các yêu cầu, quy định bắt buộc về hồ sơ, thủ tục, biểu mẫu… khi thực hành nuôi tôm theo quy phạm VietGAP (do cán bộ của tổ chức chứng nhận VietGAP – VINACERT phụ trách).
Theo phương pháp đào tạo lấy học viên làm trung tâm, lớp được chia thành 04 tổ để các học viên trong nhóm cùng nhau thảo luận các vấn đề được giảng viên gợi ý, qua đó tạo được không khí học tập sinh động và giúp học viên thể hiện tính chủ động hơn trong quá trình đào tạo huấn luyện.
Kết thúc khóa học, ban tổ chức tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả tiếp thu của học viên và lấy ý kiến góp ý của các học viên qua các phiếu đánh giá để ban tổ chức rút kinh nghiệm về công tác tổ chức trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.