Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TX.Tân Uyên.
Tại buổi tập huấn, học viên được phổ biến những kiến thức về quy trình kỹ thuật, phương án nâng cao chất lượng gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học; các bước chuẩn bị điều kiện nuôi, chuồng trại, chọn giống, cách chăm sóc nuôi dưỡng, chọn thức ăn, vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở gà…
Ngoài ra, học viên cũng được giới thiệu một số giống gà thích hợp cho chăn thả bán công nghiệp; cách chuẩn bị chuồng trại, khu vực chăn thả; kỹ thuật chăm sóc và phòng trị bệnh cho từng giống gà; những tiêu chí cần đạt được để cho sản phẩm gà an toàn.
Qua buổi tập huấn, đã mang lại ý nghĩa thiết thực cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã. Với những kiến thức này, người chăn nuôi sẽ tự tin để áp dụng tốt vào chăn nuôi gà trong thời gian tới, góp phần nâng cao năng suất và đồng thời tạo ra sản phẩm có độ an toàn cao phục vụ cho người tiêu dùng với giá cả hợp lý.
Có thể bạn quan tâm

Để khai thác hiệu quả hơn 6.900 ha đất canh tác, tăng hệ số quay vòng đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, mấy năm gần đây, huyện Hòa An đã huy động vốn từ các chương trình, dự án và nhân dân mua các loại thiết bị, máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết, đến ngày 25-6 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện gần 500 hécta bắp từ giống NK 67 phát triển không bình thường. Khả năng bị mất trắng là rất cao.

Nhiều nông dân xã Thoại Giang (Thoại Sơn, An Giang) nuôi rắn hổ hèo sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Trần Ngân Hoàng, hộ nuôi rắn trong xã, khoe: “Tôi nuôi 10 con rắn bố mẹ, sau một năm thu lời hơn 10 triệu. Hổ hèo là loại rắn dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ tìm, như: Ếch, nhái, chuột…”.

Chuyển đổi cây trồng đang là một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra để đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu

Hiện nay, huyện Cái Nước có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.