Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/2012), Tại hội trường Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học”. Có 30 học viên là những hộ chăn nuôi vịt ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai dự học.
Đây là lớp học thứ 5 nằm trong Dự án phát triển chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì trong 3 năm (2011 -2013).
Nội dung khóa tập huấn tập trung vào những quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học như: xây dựng trại chăn nuôi; chất lượng con giống, thức ăn, nước uống; chăm sóc, vệ sinh thú y, các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; chăn nuôi kết hợp vịt cá; phát hiện bệnh kịp thời và cách phòng trị một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi quy mô nhỏ.
Khóa tập huấn giúp bà con nắm được những kỹ thuật cơ bản để áp dụng vào chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng thu nhập, giảm thiểu tối đa việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng, xóa dần tập quán chăn nuôi truyền thống, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện nhiều mô hình và dự án về sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững với môi trường nhằm hướng đến nền nông nghiệp phát triển hiện đại trong tương lai. Nhiều mô hình được triển khai và ứng dụng thành công, trong đó mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” được đánh giá cao và đồng tình từ bà con nông dân.

Rất nhiều giống cây trồng có nguồn gốc, xuất xứ từ các nước nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã được Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đem về trồng thử nghiệm, cho kết quả khả quan.

Tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê trong những năm qua, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện tổng diện tích cây tiêu trên toàn huyện có gần 3.000 ha.

Nhiều chủ vườn ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã và đang rơi vào tình trạng kiệt quệ khi từ đầu năm 2013 đến nay, cả hai vụ xoài đều mất mùa. Xót nhất là xoài trái vụ năm nay đã bị mất trắng khi thời kỳ xoài ra hoa đậu quả gặp mưa liên tục do ảnh hưởng của các cơn bão số 13, 14, 15 và áp thấp nhiệt đới…

Nhiều chủ vườn ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã và đang rơi vào tình trạng kiệt quệ khi từ đầu năm 2013 đến nay, cả hai vụ xoài đều mất mùa. Xót nhất là xoài trái vụ năm nay đã bị mất trắng khi thời kỳ xoài ra hoa đậu quả gặp mưa liên tục do ảnh hưởng của các cơn bão số 13, 14, 15 và áp thấp nhiệt đới…