Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo Thế Đứng Cho Cá Tra

Tạo Thế Đứng Cho Cá Tra
Ngày đăng: 12/03/2014

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu đạt sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn cá tra nguyên liệu. Trong đó, xuất khẩu từ 650.000 - 680.000 tấn, đạt giá trị 1,75 tỷ USD. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, các tỉnh ĐBSCL đưa khoảng 6.000 héc-ta mặt nước vào nuôi cá tra, tập trung nhiều nhất tại Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, TP. Cần Thơ…

Cùng với củng cố, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống, bảo đảm cung ứng từ 2,5 - 3 tỷ con cá giống đạt chuẩn, các địa phương còn tổ chức cho nhà máy chế biến và người nuôi ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng nguyên liệu cũng như thiếu nguyên liệu chế biến.

Không riêng gì lúa, trong nghề nuôi cá tra, ngành Nông nghiệp cũng khuyến khích người nuôi áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” (giảm mật độ thả nuôi còn 20 - 25 con/m2 ao, giảm sử dụng thuốc kháng sinh và giảm xả chất thải trong ao nuôi ra sông rạch để tạo ra “3 tăng”: Cá lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật và chất lượng thịt tốt hơn).

Để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững, các địa phương không quá chú trọng vào xuất khẩu mà tạo điều kiện cho người nuôi, doanh nghiệp mở rộng tiêu thụ nội địa với các sản phẩm tươi sống, phi-lê, đông lạnh, cá viên… Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào nuôi cá tra sạch, vận động người nuôi bảo vệ môi trường…

Tuy nhiên, để người nuôi cá tra thật sự yên tâm sản xuất, không bị thua lỗ triền miên như những năm qua, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Trung ương. Mới đây, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang đã tiếp tục kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về sản xuất và tiêu thụ cá tra Việt Nam, nhằm tạo cơ sở pháp lý cần thiết thúc đẩy quá trình tổ chức lại sản xuất, xây dựng được thế và lực mới trong tiến trình cạnh tranh, hội nhập hiện nay.

Đồng thời, nhanh chóng triển khai xây dựng thương hiệu cho cá tra; sớm ban hành quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật cá tra nguyên liệu, thức ăn nuôi cá để có cơ sở kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm.

Song song đó, cần quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn để hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu; xây dựng vùng nuôi lớn đi đôi với nâng cấp hạ tầng để người nuôi có điều kiện mở rộng sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, như: GlobalGAP, ASC, SQF1000CM...


Có thể bạn quan tâm

Bấp Bênh Thị Trường Tiêu Thụ Bồ Câu Pháp Bấp Bênh Thị Trường Tiêu Thụ Bồ Câu Pháp

Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Đông Hà (Quảng Trị) đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi với các giống vật nuôi mới như nuôi rắn mối, thỏ, ếch, cá thát lát Thái Lan… đặc biệt trong đó là mô hình nuôi bồ câu Pháp.

26/03/2014
Cơ Hội Đưa Xoài Đi Nhật Cơ Hội Đưa Xoài Đi Nhật

Thông tin Nhật Bản sẽ tích cực hỗ trợ việc nhập khẩu xoài, thanh long từ Việt Nam được nêu lên trong chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa qua đã khiến nhiều nhà vườn trồng xoài ở Đồng Nai khấp khởi mừng. Điều này được nhìn nhận như một cơ hội tốt để xoài Đồng Nai có đầu ra ổn định.

26/03/2014
Vụ Mía “Đắng” Ở Long An Vụ Mía “Đắng” Ở Long An

Ruộng mía ở các xã Lương Bình, Lương Hòa, Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức của huyện Bến Lức (Long An) đang vào mùa thu hoạch và người trồng vô cùng lo lắng vì giá mía xuống quá thấp.

26/03/2014
Nhà Nông Đột Phá Công Nghệ Cao Nhà Nông Đột Phá Công Nghệ Cao

Nhiều nông dân TP.HCM đã bắt đầu đột phá vào công nghệ cao như: Nhà kính, hệ thống tưới phun sương..., thậm chí sẽ đầu tư vào công nghệ sinh học.

26/03/2014
Cần Cần "Tẩy Não, Thay Máu" Ngành Điều

Đấy là cách ví von của một số đại biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề Phát triển Điều bền vững tổ chức tại Bình Phước ngày 20/3 vừa qua khi họ nhấn mạnh đến việc cần thay đổi tư duy, cách làm cho cây điều sắp tới.

26/03/2014