Tạo Giống Bưởi Không Hạt Đạt Chuẩn Quốc Tế Bằng Chiếu Xạ Năng Lượng Hạt Nhân

Sau 6 năm nghiên cứu, đưa 1 ngàn cành bưởi đường lá cam lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt để chiếu xạ và ghép cành vào 1 ngàn cây bưởi Tân Triều, các nhà khoa học đã tạo ra 3 giống bưởi không hạt. Đó là những kết quả ban đầu trong việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi đạt chuẩn quốc tế.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó giám đốc Sở Khoa học - công nghệ, đề tài ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi không hạt đạt tiêu chuẩn quốc tế (có 5 hạt trở xuống/trái) đã được Sở Khoa học - công nghệ kết hợp cùng Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam bộ triển khai từ năm 2007. Đến nay, 3 giống bưởi không hạt đã kết trái, cho kết quả khả quan. Theo đó, mỗi năm 3 giống bưởi này cho từ 1-2 mùa quả và đạt tiêu chuẩn quốc tế về bưởi không hạt.
Việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào sản xuất nông nghiệp đã được nhiều nước triển khai. Tại Việt Nam, bưởi Năm Roi (tỉnh Vĩnh Long) đã áp dụng thành công công nghệ này. Ở Đồng Nai, các nhà khoa học đang phối hợp với người dân vùng bưởi Tân Triều triển khai trồng 30 hécta và đã cho thu hoạch. Đây là thành tựu lớn trong việc tạo ra giống mới có phẩm chất tốt, sản lượng cao nhằm đưa bưởi Tân Triều ra với thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) hiện có 27.300ha cà phê. Nhận thấy nhu cầu rất lớn về cây giống phục vụ cho Chương trình tái canh cà phê, ông Bùi Đình Thám (thôn 12, xã Lộc Thành) đã mạnh dạn dành 2.000m2 đất, trong tổng số 4.000m2 đất vườn nhà, để sản xuất cây cà phê giống cao sản, cung ứng cho thị trường.

Người nuôi cá rô đầu vuông ở ĐBSCL đang lâm vào tình cảnh của người nuôi cá tra, “chết đứng” hàng loạt. Thê thảm nhất có lẽ là người nuôi ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Đây chính là nơi gần 10 năm trước khởi nguồn phong trào nuôi cá rô đầu vuông khắp ĐBSCL.

Giá muối SX thủ công tại Khánh Hoà hiện đang ở mức từ 650-800 ngàn đồng/tấn, tăng từ 50-100 ngàn đồng/tấn so với tháng trước.

Hàng ngàn tấn hành tây tích trữ tại Đà Lạt hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài.

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây, tình hình sâu đục thân gây hại cà phê trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là trên địa bàn TP Đà Lạt, đã tái phát và diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Tính đến cuối tháng 5/2014, tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung của TP Đà Lạt đã có 440ha cà phê bị sâu đục thân gây hại.