Triệu phú từ nuôi ba ba

Gia đình ông Tuấn có hơn 1 ha đất vườn. Những năm trước, dù được ông đầu tư khá bài bản bằng mô hình V.A.C (trồng cao su, nuôi gà, đào ao thả cá) nhưng không hiệu quả do diện tích đất ít, giá các mặt hàng liên tục giảm.
Năm 2012, khi dự án đập thủy lợi Phước Hòa hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo ra lượng cá tạp lớn.
Với nguồn thức ăn này, nếu biết sử dụng vào mục đích chăn nuôi sẽ thu lợi cao. Sau thời gian tìm tòi và tham quan một số mô hình, ông Tuấn chọn nuôi ba ba.
Theo ông, nuôi ba ba đầu tư ít vốn, dễ tiêu thụ, giá cao, ít bệnh, ít hao hụt và tốn ít công chăm sóc.
Thức ăn của ba ba chủ yếu là cá tạp, cá vụn, ốc... Mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 lần.
Nuôi ba ba giúp hộ ông Tuấn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Sau khi đầu tư 50 triệu đồng xây bờ ao với diện tích 500m2, ông Tuấn xuống TP. Cần Thơ mua 1.600 con ba ba giống, giá 6.000 đồng/con về nuôi thử nghiệm.
Ông cho biết: Lúc đầu còn thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao.
Nhưng vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm và kiểm soát được dịch bệnh. Trong quá trình nuôi, ba ba thường chỉ mắc bệnh nấm do ô nhiễm nguồn nước phát sinh từ thức ăn dư.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn bệnh nấm không nguy hiểm và dễ chữa, chỉ cần cách ly, rửa vết thương hoặc bôi thuốc tím vài hôm là khỏi”.
Ông Tuấn cho rằng, nuôi ba ba đạt hiệu quả hay không phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước.
Ao thả ba ba phải được xây dựng ở khu vực yên tĩnh, có nguồn nước ra vào thường xuyên, hoặc ít nhất thay nước 1 lần/tháng nhằm tránh nước bị nhiễm khuẩn.
Bờ ao xây cao để tránh nước ngập vào mùa mưa và được chia thành nhiều ngăn phù hợp với từng lứa tuổi của ba ba.
Mật độ 1 tháng tuổi từ 30 - 40 con/m2 ao; 5 tháng tuổi từ 15 - 20 con/m2 ao
. Khi nguồn nước bị nhiễm khuẩn cần được khử bằng vôi hoặc muối. Trên mặt nước nên thả bè cho ba ba tắm nắng, hô hấp và thả bèo tây để làm sạch nguồn nước.
Thức ăn cho ba ba không được để ôi thiu, số lượng vừa phải. Ba ba nuôi khoảng 8 tháng thì sinh sản.
Vì thế, khi ba ba lớn cần phân loại đực, cái, tránh để đẻ quá nhiều làm ảnh hưởng đến trọng lượng, chất lượng ba ba thương phẩm.
Ba ba nuôi 8 tháng có trọng lượng khoảng 1kg và có thể bán với giá 220 ngàn đồng/kg.
Nhưng ba ba càng lớn tháng thịt càng ngon và giá bán cao hơn (trên 1,5kg có giá 280 ngàn đồng/kg).
Mỗi năm, gia đình ông Tuấn xuất 4 lứa, mỗi lứa 600kg, được các thương lái từ TP. Hồ Chí Minh đến tận ao thu mua.
Sau khi trừ chi phí, thất thoát, mỗi năm gia đình ông thu gần 200 triệu đồng.
Dự kiến cuối năm nay, ông Tuấn sẽ đầu tư xây thêm 800m2 ao để mở rộng quy mô và cung ứng giống cho người nuôi có nhu cầu.
Có thể bạn quan tâm

Đó là chị Nguyễn Thị Thanh Nga, sinh năm 1957, ở ấp Hoà Thịnh, xã Hoà Bình Thạnh, huyện Châu Thành (An Giang). Theo hướng dẫn của hai nữ cán bộ huyện Châu Thành, chúng tôi men theo con đường đất cặp mương Ngươn xẻ dọc cánh đồng Hoà Bình Thạnh đang độ làm đòng. Hơn 15 phút sau, chúng tôi dừng lại trước một trang trại mọc sừng sững giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát.

Giảm dần khai thác thủy sản ven bờ, phát triển vùng khơi đang là hướng đi chung của bà con ngư dân Hà Tĩnh. Những năm gần đây, khát vọng vươn khơi, bám biển của ngư dân đang được tiếp sức, hỗ trợ mạnh mẽ để nghề đánh bắt thủy sản không chỉ giúp ngư dân làm giàu mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đang vào cao điểm thu hoạch sầu riêng nhưng những chủ vườn, thương lái đến mua sầu riêng ở huyện Krông Năng, Krông Pắk (Đắk Lắk) phải khóc ròng trước nạn côn đồ đến tận vườn để ép giá, thu tiền bảo kê, xin đểu, quậy phá...

Là người năng động, ham học hỏi, nông dân Nguyễn Quốc Thắng đã sang Nhật học hỏi kinh nghiệm trồng rau sạch. Hiện rau hữu cơ từ trang trại rộng 7 ha của anh giá cao gấp 4- 5 lần rau thông thường nhưng thị trường luôn khát hàng.

Khi TPP được ký kết, các nước có nền nông nghiệp mạnh, nhất là trong chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ, Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi Việt Nam. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất dễ bị các doanh nghiệp sản xuất bỏ rơi để quay sang nhập nguồn ngoại giá rẻ.