Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm

Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm
Ngày đăng: 27/08/2015

Theo Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Miền Trung, hiện môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xuất hiện một số loài tảo độc.

Loài tảo độc Nitzschia sp xuất hiện tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu gồm phường Xuân Thành với mật độ 24.000tb/lít, xã Xuân Phương với mật độ 270.000tb/lít. Loài tảo độc Chaetoceros sp xuất hiện tại xã Xuân Phương với mật độ 67.500tb/lít và tại xã An Hòa (huyện Tuy An) với mật độ 3.750tb/lít. Nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ ở xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) có COD vượt giới hạn cho phép và mật độ vi khuẩn vibrio cũng vượt giới hạn cho phép tại các vùng nuôi thủy sản Phú Dương (xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu), xã An Hòa (huyện Tuy An).

Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản miền Trung khuyến cáo người nuôi cần sử dụng ao lắng, hạn chế lấy nước trực tiếp, sử dụng vôi và các chế phẩm sinh học để xử lý nước. Đối với các vùng nuôi tôm hùm ở Phú Dương và An Hòa có mật độ vi khuẩn vibrio cao, người nuôi cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, sử dụng thức ăn hợp lý và bổ sung các loại vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tôm.

Hiện hầu hết vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh đều xuất hiện một số loại tảo độc gây suy giảm chất lượng nước và có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của tôm hùm nuôi. Người nuôi cần thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời, tăng cường kiểm soát lượng thức ăn và thu gom, xử lý chất thải xa khu vực nuôi để phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước, ngăn ngừa tảo độc phát triển. Theo dự báo, nhiều vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh từ nay đến cuối tháng 8/2015, chiều tối có mưa rào, người nuôi tôm nước lợ cần duy trì mực nước trong ao trên 1,2m, rải vôi xung quanh ao nuôi khi có dấu hiệu mưa và tăng cường quạt nước trong những ngày nắng gắt.


Có thể bạn quan tâm

Tương lai gà trắng, gà màu công nghiệp gà màu Tương lai gà trắng, gà màu công nghiệp gà màu

Trong khi ngành chăn nuôi gà trắng liên tục bết bát từ năm 2012 đến nay thì phân khúc gà màu lại phát triển một cách chóng mặt.

30/09/2015
 Gạo Việt sau Thái Lan 100 năm đừng hỏi vì sao Gạo Việt sau Thái Lan 100 năm đừng hỏi vì sao

Hai Tổng Công ty lương thực chuyên đi thu gom lúa gạo về trộn, có gì bán nấy, thử hỏi làm sao gạo Việt Nam không có thương hiệu

30/09/2015
Trồng chanh hướng đi mới của nông dân Đak Pơ Trồng chanh hướng đi mới của nông dân Đak Pơ

Vài năm gần đây, trước thực trạng giá cả rau màu bấp bênh, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển sang đầu tư sản xuất một số loại cây trồng mới.

30/09/2015
Phí, lệ phí bủa vây người chăn nuôi Phí, lệ phí bủa vây người chăn nuôi

Dù Bộ Tài chính đã loại bỏ đến 35 loại phí và lệ phí, nhưng theo người chăn nuôi, vẫn còn rất nhiều loại đang tồn tại, không đánh trực tiếp vào các hộ chăn nuôi, mà thông qua các khâu trung gian như: thức ăn chăn nuôi, vệ sinh, môi trường, kiểm dịch, giết mổ...

30/09/2015
Minh bạch các khoản phí Minh bạch các khoản phí

Vừa qua, Nhà nước đã bãi bỏ 35 khoản phí, lệ phí liên quan tới công tác thú y. Nhưng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đang gánh nhiều loại phí khác, khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi yếu kém.

30/09/2015