Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.
Địa giới hành chính rộng, song công tác quản lý đất đai một thời gian bị buông lỏng, nhiều vấn đề tồn tại qua nhiều năm dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu kiện sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất.
Trước tình hình đó, Huyện ủy Điện Biên đã triển khai Chỉ thị 15-CT/HU ngày 13/9/2012 về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai và được cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở xác định là nhiệm vụ quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nhờ đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn đã cải thiện đáng kể. Nhiều vụ việc sai phạm được giải quyết kịp thời, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được quan tâm, chú trọng; thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện đúng quy định pháp luật, được sự đồng thuận, đánh giá cao của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Theo ông Lò Văn Phương, Bí thư Huyện ủy Điện Biên: Để việc thực hiện Chỉ thị 15 đạt hiệu quả cao, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của tỉnh, huyện về quản lý, sử dụng đất.
Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, triển khai giám sát, giải quyết có hiệu quả đối với đơn thư kiến nghị, khiếu nại tố cáo của người dân trong lĩnh vực đất đai theo đúng thẩm quyền. Nhất là trong quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý vi phạm về xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc, xóa bỏ lò gạch, lò vôi thủ công...
Là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên quá trình thực hiện Chỉ thị 15 được UBND huyện Điện Biên gắn với việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Theo đó, huyện ưu tiên quỹ đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở và bố trí các khu dân cư hợp lý.
Quy hoạch sử dụng đất hàng năm được thực hiện kịp thời, không chỉ giúp đánh giá sát thực tế tình hình quản lý và thực hiện ở từng cấp mà còn góp phần chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, làm cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong 2 năm (2012 – 2013) huyện Điện Biên đã thu hồi gần 2,4 triệu m2 đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn, đất đồi núi để thực hiện các dự án phát triển KT – XH. Ngoài giải phóng mặt bằng 26 dự án với tổng kinh phí 52,5 tỷ đồng, huyện còn phê duyệt 22 phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư với kinh phí trên 36 tỷ đồng.
Điển hình như: dự án xây dựng tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót – Núa Ngam – Huổi Puốc, đường Noong Luống – Pa Thơm (bổ sung tuyến nhánh), công trình Trạm hạ thế C2 xã Thanh Yên, dự án xử lý sạt lở quốc lộ 279, phương án xây dựng khu tái định cư và Trạm Y tế xã Mường Nhà...
Trong 2 năm qua, huyện có 2.368 GCNQSDĐ đã được thẩm định, duyệt hồ sơ và cấp. Hiện nay, huyện Điện Biên đang phối hợp với các ban ngành chức năng thẩm định, duyệt hồ sơ để cấp GCNQSDĐ tại 6 xã: Thanh Xương, Núa Ngam, Noong Luống, Hẹ Muông, Nà Tấu và Thanh Nưa.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, theo Đề án phát triển chăn nuôi gia cầm thì đến năm 2015, tổng đàn gà tại Đồng Nai sẽ lên khoảng 11 triệu con, trong đó 90% nuôi tập trung tại các trang trại. Đồng thời, đến năm 2015 sẽ có 450 cơ sở nuôi gà được công nhận là an toàn dịch bệnh.

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm. Quả sa nhân tím chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Hiện vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y như: Chữa phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông, các bệnh đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, kém tiêu hóa.

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.