Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.
Địa giới hành chính rộng, song công tác quản lý đất đai một thời gian bị buông lỏng, nhiều vấn đề tồn tại qua nhiều năm dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu kiện sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất.
Trước tình hình đó, Huyện ủy Điện Biên đã triển khai Chỉ thị 15-CT/HU ngày 13/9/2012 về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai và được cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở xác định là nhiệm vụ quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nhờ đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn đã cải thiện đáng kể. Nhiều vụ việc sai phạm được giải quyết kịp thời, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được quan tâm, chú trọng; thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện đúng quy định pháp luật, được sự đồng thuận, đánh giá cao của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Theo ông Lò Văn Phương, Bí thư Huyện ủy Điện Biên: Để việc thực hiện Chỉ thị 15 đạt hiệu quả cao, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của tỉnh, huyện về quản lý, sử dụng đất.
Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, triển khai giám sát, giải quyết có hiệu quả đối với đơn thư kiến nghị, khiếu nại tố cáo của người dân trong lĩnh vực đất đai theo đúng thẩm quyền. Nhất là trong quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý vi phạm về xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc, xóa bỏ lò gạch, lò vôi thủ công...
Là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên quá trình thực hiện Chỉ thị 15 được UBND huyện Điện Biên gắn với việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Theo đó, huyện ưu tiên quỹ đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở và bố trí các khu dân cư hợp lý.
Quy hoạch sử dụng đất hàng năm được thực hiện kịp thời, không chỉ giúp đánh giá sát thực tế tình hình quản lý và thực hiện ở từng cấp mà còn góp phần chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, làm cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong 2 năm (2012 – 2013) huyện Điện Biên đã thu hồi gần 2,4 triệu m2 đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn, đất đồi núi để thực hiện các dự án phát triển KT – XH. Ngoài giải phóng mặt bằng 26 dự án với tổng kinh phí 52,5 tỷ đồng, huyện còn phê duyệt 22 phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư với kinh phí trên 36 tỷ đồng.
Điển hình như: dự án xây dựng tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót – Núa Ngam – Huổi Puốc, đường Noong Luống – Pa Thơm (bổ sung tuyến nhánh), công trình Trạm hạ thế C2 xã Thanh Yên, dự án xử lý sạt lở quốc lộ 279, phương án xây dựng khu tái định cư và Trạm Y tế xã Mường Nhà...
Trong 2 năm qua, huyện có 2.368 GCNQSDĐ đã được thẩm định, duyệt hồ sơ và cấp. Hiện nay, huyện Điện Biên đang phối hợp với các ban ngành chức năng thẩm định, duyệt hồ sơ để cấp GCNQSDĐ tại 6 xã: Thanh Xương, Núa Ngam, Noong Luống, Hẹ Muông, Nà Tấu và Thanh Nưa.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Phòng kinh tế TP.Biên Hòa, đến nay đã có 126/247 hộ chăn nuôi cá bè tại các phường: An Bình, Tam Hiệp, Tân Mai, Thống Nhất và xã Hiệp Hòa đồng thuận thực hiện di dời các bè cá theo quy hoạch của UBND thành phố.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi, việc phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường vùng nuôi là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Trong đó, thực hiện "ba không" (không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra môi trường) là giải pháp tốt nhất mà người nuôi tôm cần tuân thủ.

Trong suốt 15 năm, ông Armando A.León mơ ước có một phương pháp nuôi tôm mới, thật sự thân thiện với môi trường, chi phí sản xuất thấp hơn và năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi tôm bán thâm canh truyền thống.

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).