Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.
Địa giới hành chính rộng, song công tác quản lý đất đai một thời gian bị buông lỏng, nhiều vấn đề tồn tại qua nhiều năm dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu kiện sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất.
Trước tình hình đó, Huyện ủy Điện Biên đã triển khai Chỉ thị 15-CT/HU ngày 13/9/2012 về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai và được cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở xác định là nhiệm vụ quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nhờ đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn đã cải thiện đáng kể. Nhiều vụ việc sai phạm được giải quyết kịp thời, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được quan tâm, chú trọng; thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện đúng quy định pháp luật, được sự đồng thuận, đánh giá cao của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Theo ông Lò Văn Phương, Bí thư Huyện ủy Điện Biên: Để việc thực hiện Chỉ thị 15 đạt hiệu quả cao, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của tỉnh, huyện về quản lý, sử dụng đất.
Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, triển khai giám sát, giải quyết có hiệu quả đối với đơn thư kiến nghị, khiếu nại tố cáo của người dân trong lĩnh vực đất đai theo đúng thẩm quyền. Nhất là trong quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý vi phạm về xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc, xóa bỏ lò gạch, lò vôi thủ công...
Là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên quá trình thực hiện Chỉ thị 15 được UBND huyện Điện Biên gắn với việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Theo đó, huyện ưu tiên quỹ đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở và bố trí các khu dân cư hợp lý.
Quy hoạch sử dụng đất hàng năm được thực hiện kịp thời, không chỉ giúp đánh giá sát thực tế tình hình quản lý và thực hiện ở từng cấp mà còn góp phần chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, làm cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong 2 năm (2012 – 2013) huyện Điện Biên đã thu hồi gần 2,4 triệu m2 đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn, đất đồi núi để thực hiện các dự án phát triển KT – XH. Ngoài giải phóng mặt bằng 26 dự án với tổng kinh phí 52,5 tỷ đồng, huyện còn phê duyệt 22 phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư với kinh phí trên 36 tỷ đồng.
Điển hình như: dự án xây dựng tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót – Núa Ngam – Huổi Puốc, đường Noong Luống – Pa Thơm (bổ sung tuyến nhánh), công trình Trạm hạ thế C2 xã Thanh Yên, dự án xử lý sạt lở quốc lộ 279, phương án xây dựng khu tái định cư và Trạm Y tế xã Mường Nhà...
Trong 2 năm qua, huyện có 2.368 GCNQSDĐ đã được thẩm định, duyệt hồ sơ và cấp. Hiện nay, huyện Điện Biên đang phối hợp với các ban ngành chức năng thẩm định, duyệt hồ sơ để cấp GCNQSDĐ tại 6 xã: Thanh Xương, Núa Ngam, Noong Luống, Hẹ Muông, Nà Tấu và Thanh Nưa.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

Nuôi gà thả vườn là mô hình nuôi gà chung theo hình thức cộng đồng làng vừa được tổ chức phi chính phủ Malteser International (Đức) triển khai thí điểm tại một số xã của huyện Tây Giang (Quảng Nam), giúp người dân thay đổi tư duy canh tác và tiếp cận mô hình mới, đem lại hiệu quả thiết thực.

Thái Nguyên những ngày đầu tháng 11, tiết trời se lạnh, nhưng ở các vùng chè của tỉnh vẫn sôi động, ấm áp bởi không khí chuẩn bị cho Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, nhằm hướng tới việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam nói chung và chè Thái Nguyên nói riêng.

Ông Ngô Hùng Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã An Bình (Thoại Sơn - An Giang) cho biết, toàn xã có 14 hộ trồng lúa Nhật, với diện tích 120 héc-ta, năng suất bình quân 6-6,5 tấn/héc-ta, giá lúa ký kết cao hơn giá lúa thị trường từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg. Sắp tới, Công ty TNHH Angimex Kitoku xây dựng nhà máy tại xã Vọng Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu mua lúa cho nông dân.

Giá cà phê giảm mạnh ngay từ đầu niên vụ 2013-2014 đã khiến cho nông dân trồng cà phê lo lắng và tính toán kỹ lưỡng để may ra hòa vốn hoặc bị lỗ càng ít càng tốt.