Tạo Điều Kiện Cho Gà Đồi Yên Thế Tiêu Thụ Thuận Lợi

Những ngày qua, một số báo đăng tin: Sản lượng gà đồi Yên Thế tiêu thụ tại Hà Nội sụt giảm mạnh do giá cao, tranh chấp về nhãn hiệu và gặp khó khăn trong cấp giấy kiểm dịch vận chuyển. Trước thông tin này, ông Đào Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Lượng gà tiêu thụ giảm là do quy luật thị trường.
Thông thường, vào mùa nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm đều giảm mạnh chứ không riêng thịt gà tiêu thụ tại Hà Nội. Hiện nay, để đẩy mạnh việc tiêu thụ gà Yên Thế vào thị trường Hà Nội theo chương trình phối hợp, Sở Công thương Bắc Giang đang xây dựng dự án tiêu thụ gà theo mô hình: Tiêu thụ gà lông và gà chế biến”.
Liên quan đến thông tin tranh chấp nhãn hiệu, ông Lưu Xuân Vượng, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế bày tỏ: “Quan điểm của huyện là khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiêu thụ gà Yên Thế. UBND huyện sẽ cấp nhãn hiệu cho tất cả các công ty tiêu thụ gà, không hạn chế về số lượng, tuy nhiên doanh nghiệp đó cần bảo đảm các điều kiện như: Có giấy phép kinh doanh gia cầm, có địa điểm kinh doanh và có đơn đề nghị cấp nhãn hiệu. Riêng Công ty TNHH Phát triển Thành Đồng 2 - Hà Nội từ trước đến nay chưa gửi đơn đề nghị cấp nhãn hiệu tiêu thụ gà đồi Yên Thế đến UBND huyện”.
Theo lãnh đạo Chi cục Thú y, việc cấp giấy kiểm dịch vận chuyển gia cầm không gặp khó khăn. Từ nhiều tháng qua, Chi cục đã cử ba cán bộ phối hợp với Trạm Thú y huyện Yên Thế cấp giấy kiểm dịch vận chuyển gia cầm ra ngoài tỉnh cho các chủ hàng. Khi các chủ hàng có thông báo cần kiểm dịch, đội kiểm dịch của Chi cục Thú y thường trực tại Yên Thế sẽ kiểm tra gà, theo dõi dịch bệnh, nếu đủ điều kiện sẽ cấp ngay.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo ông Bảo, sau đợt xuất hàng này, phía đối tác Ukraina tiếp tục ký hợp đồng nhập khẩu xoài của Hợp tác xã xoài Suối Lớn với số lượng ban đầu khoảng 1-2 container/tháng (1 container trên 20 tấn). Hiện Hợp tác xã đã có kinh nghiệm xử lý xoài ra trái rải vụ nên có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng trái xoài tươi quanh năm.

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có khoảng 3.300ha vườn cây ăn trái. Nếu như trước đây phần lớn trồng cây có múi thì hiện nay tùy theo điều kiện thổ nhưỡng từng vùng và thị trường mà các xã, thị trấn có loại trái cây thế mạnh riêng.

Đến nay, thôn có 70/109 hộ trồng táo với tổng diện tích gần 10 ha. Từ hơn 10 năm trước, gia đình chị Dương Thị Lựu, thôn Đồng Vân đã trồng táo trên đất cấy lúa không ăn chắc, nhờ đó mà kinh tế trở nên khá giả. Vụ này, chị thu ba tấn quả từ ba sào táo, lãi gần 30 triệu đồng.

Ông cũng từng trồng một số cây quýt - loại quýt cổ bản địa trên diện tích này nhưng hiệu quả kinh tế không đáng kể. Thu nhập chính của gia đình suốt ngần ấy năm chỉ trông vào một ít đất ruộng cấy lúa, chăn nuôi vài con lợn, con gà, kinh tế chủ yếu tự cấp, tự túc.

Hiện các vườn nho ở Ninh Thuận đang thu hoạch vụ chính, năng suất cao xấp xỉ 2 tấn/sào nên người trồng nho được lợi kép, tức vừa được mùa lại trúng giá. Ước tính mỗi sào nho, nông dân lãi ròng khoảng 25-27 triệu đồng.