Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo cơ nghiệp từ cây mãng cầu Xiêm

Tạo cơ nghiệp từ cây mãng cầu Xiêm
Ngày đăng: 23/09/2015

Gia đình anh Gạo có 4 nhân khẩu, trước đây canh tác 6,5 công đất lúa, do đất bị nhiễm phèn nên năng suất thấp, cuộc sống gia đình gặp không ít khó khăn.

Là hội viên nông dân, anh Gạo thường xuyên tham gia sinh hoạt Hội và được dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất nông - ngư nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật canh tác cây mãng cầu Xiêm, đã giúp anh có thêm động lực, niềm tin để chuyển đổi cây trồng.

Anh Lê Văn Gạo đang chăm sóc vườn mãng cầu Xiêm.

Sau khi nắm vững kỹ thuật, kết hợp tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình của những người đi trước, anh Gạo đã mạnh dạn lên liếp toàn bộ diện tích đất canh tác của gia đình để trồng mãng cầu Xiêm.

Trong quá trình trồng, anh Gạo luôn tuân thủ đúng quy trình, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, từ việc trồng bình bát, ghép bo mãng cầu đến khâu chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, rồi việc thụ phấn để cây cho trái...

Nhờ vậy, chỉ 2 năm sau, vườn mãng cầu của anh đã bắt đầu cho trái. Tuân thủ hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, anh Gạo không để nhiều trái chiến như một số nông dân đã làm, mà chỉ để mỗi cây từ 1 - 2 trái.

Đến năm thứ 3 anh mới để cây cho nhiều trái. Với cách làm này, vườn mãng cầu Xiêm của anh luôn xanh tốt, cây trái xum xuê.

Anh Gạo cho biết, mỗi năm thu hoạch bình quân 15 tấn trái, bán  được giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, anh thu lãi từ 150 - 170 triệu đồng.

Nhờ vậy, anh có điều kiện chăm lo con cái học hành, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi trong gia đình.

Qua tích lũy từ thu nhập mãng cầu, anh Gạo mua thêm 3 công đất và tiếp tục trồng loại cây ăn trái này. Hiện nay, vườn mãng cầu mới cũng đã cho trái ổn định.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, với kinh nghiệm thực tế, cộng với kiến thức tiếp thu qua dự các lớp tập huấn do ngành Nông nghiệp huyện tổ chức, anh Gạo đã không ngần ngại truyền đạt, hướng dẫn lại cho những hộ trồng mãng cầu Xiêm trong ấp và tất cả đều thành công.

Giờ đây, khu vườn của anh Gạo là nơi thường xuyên lui tới của các đoàn tham quan đến từ các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Hậu Giang, TP. Cần Thơ... Không dừng lại ở đó, anh Gạo hiện còn là thành viên của Tổ hợp tác mãng cầu Xiêm xã Tân Phú, tham gia dự án trồng mãng cầu Xiêm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Một điều đáng ghi nhận khác là sau khi nỗ lực vượt khó, đời sống kinh tế gia đình ổn định, anh Gạo đã sẵn lòng chia sẻ với bà con nghèo khó trong ấp, với số tiền giúp đỡ lên đến 10 triệu đồng. Hàng năm, vào mỗi dịp tết, anh Gạo đều đóng góp 10 phần quà cùng với chính quyền, đoàn thể chăm lo tết cho người nghèo.

Nỗ lực vượt khó, làm giàu chính đáng cùng tấm lòng quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo của anh Lê Văn Gạo rất đáng trân trọng và xứng đáng được biểu dương tại Hội nghị điển hình tiên tiến huyện Tân Phú Đông lần thứ II, giai đoạn 2011 - 2015.


Có thể bạn quan tâm

Giá Trứng Gà Giảm Mạnh Giá Trứng Gà Giảm Mạnh

Nhiều trang trại nuôi gà đẻ trứng tại các huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bom và Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, hiện giá trứng gà bán ra tại trại chỉ còn 18-19 ngàn đồng/chục, giảm 2-3 ngàn đồng/chục so với cuối tháng 8-2013. Giá trứng gà giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm lại so với gần 2 tuần trước. Năm nay, nhu cầu mua trứng để làm bánh trung thu không nhiều, nên giá trứng ít biến động.

19/09/2013
Khảo Sát Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Tại Xã An Thạnh Nam Khảo Sát Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Tại Xã An Thạnh Nam

Lãnh đạo UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa khảo sát và làm việc với 18 hộ dân ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam nhằm bàn biện pháp khắc phục vùng nuôi tôm bị thiệt hại.

20/09/2013
Nuôi Thủy Sản Ở Kênh Tiêu Lợi Bất Cập Hại Nuôi Thủy Sản Ở Kênh Tiêu Lợi Bất Cập Hại

Một số nơi trong tỉnh Bắc Giang, có việc chính quyền sở tại cho nông dân thầu hoặc buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều trường hợp lấn chiếm lưu vực, dòng kênh tiêu để nuôi thả cá. Việc làm này mang lợi ích cho số ít người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiêu úng, gây thiệt hại lớn về sản xuất của hàng trăm hộ dân.

20/09/2013
Nuôi Tôm Thắng Lớn Nhưng Vẫn Lo Nuôi Tôm Thắng Lớn Nhưng Vẫn Lo

Dù tỷ lệ thiệt hại đến tuần đầu tháng 9 vẫn còn ở mức 28,8%, nhưng vụ nuôi tôm nước lợ 2013 của tỉnh Sóc Trăng đã và đang diễn biến khá thuận lợi, khi phần lớn diện tích thu hoạch không chỉ đạt năng suất, mà giá bán cũng luôn ở mức cao. Dù vụ tôm 2013 chưa kết thúc nhưng nỗi lo cho vụ tôm 2014 đã hiện hữu, với không ít vấn đề đặt ra cho ngành chức năng và chính quyền địa phương.

21/09/2013
Nuôi Cá Bớp Lồng Ở Hòn Chuối Nuôi Cá Bớp Lồng Ở Hòn Chuối

Gần 3 năm qua, ngư dân đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã thử nghiệm và thành công bước đầu với mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Hiệu quả từ mô hình này đã và đang giúp cho cư dân đảo Hòn Chuối có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…

21/09/2013