Tạo Chuỗi Liên Kết Giá Trị Cho Con Tôm

Ngày 23/11, Sở NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
Thời gian qua, việc giải quyết mối quan hệ cung - cầu sản phẩm tôm nuôi giữa người sản xuất với doanh nghiệp phải trải qua nhiều trung gian, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của các doanh nghiệp, hậu quả trực tiếp là người nuôi tôm gánh chịu.
Tại hội nghị, đại diện hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp cùng thảo luận, thống nhất một số nội dung về hợp đồng kinh tế giữa các bên. Đó là các điều kiện các bên cần tuân thủ, quy cách chất lượng giao nhận, cơ chế kiểm tra dư lượng kháng sinh trước khi thu hoạch, phương thức thanh toán cùng với các cam kết chung… Với sự thống nhất ý kiến, hợp đồng kinh tế này sẽ tạo ra chuỗi giá trị cho con tôm Cà Mau trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Vượt qua hơn 20km đường đồi núi, chúng tôi đến thăm gia đình ông Vũ Tuấn Khích ở xóm Giếng - Hợp Thành - Kỳ Sơn – TP Hoà Bình. Ông là người đầu tiên đưa mô hình nuôi dế vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Ông nhận thấy đây là loài côn trùng dễ nuôi, vốn đầu tư ít mà hiệu quả thu về lại cao.

Được tỉnh Hậu Giang lựa chọn là một trong bốn cây trồng chủ lực để phát triển, nhưng cây khóm Hậu Giang vẫn chưa thể mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho những người đã gắn bó hàng chục năm với cây trồng này.

Ba Vì (Hà Nội) là huyện có tiềm năng và thế mạnh trong phát triển chăn nuôi bò sữa bởi đất đai rộng, nguồn thức ăn xanh sẵn, lại có nhà máy chế biến sữa lớn trên địa bàn.

2 tháng trở lại đây ở Hồng Ngự (Đồng Tháp), cá điêu hồng liên tục tăng giá từ 28.000 đồng/kg lên 34.000 đồng/kg, hiện đang ở mức 37.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá đạt lợi nhuận trên dưới 10.000 đồng/kg.

Cá tầm nhập lậu được “rửa” qua các trang trại trong nước, và có khoảng 10 đối tượng đầu nậu chuyên buôn thủy hải sản, cá tầm lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam.