Tạo Chuỗi Liên Kết Giá Trị Cho Con Tôm

Ngày 23/11, Sở NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
Thời gian qua, việc giải quyết mối quan hệ cung - cầu sản phẩm tôm nuôi giữa người sản xuất với doanh nghiệp phải trải qua nhiều trung gian, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của các doanh nghiệp, hậu quả trực tiếp là người nuôi tôm gánh chịu.
Tại hội nghị, đại diện hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp cùng thảo luận, thống nhất một số nội dung về hợp đồng kinh tế giữa các bên. Đó là các điều kiện các bên cần tuân thủ, quy cách chất lượng giao nhận, cơ chế kiểm tra dư lượng kháng sinh trước khi thu hoạch, phương thức thanh toán cùng với các cam kết chung… Với sự thống nhất ý kiến, hợp đồng kinh tế này sẽ tạo ra chuỗi giá trị cho con tôm Cà Mau trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 400ha chuyên trồng giống lúa đặc sản Nàng Thơm Chợ Đào (NTCĐ) ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An đã tụt giảm còn 100ha. Nông dân vùng này bỏ NTCĐ bởi không cạnh tranh được với gạo giả, gạo nhái đang tràn lan khắp nơi...

Hiện nay, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh đạt hơn 43.000 ha, mỗi năm cần khoảng 5 tỷ con tôm giống chứng tỏ Bến Tre là thị trường khá rộng cho nghề sản xuất tôm giống phát triển. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh hiện chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu.

Chỉ với 50 gốc sầu riêng D6 cho trái nghịch vụ, anh Bùi Văn Trại ở ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách có thu nhập trên 70 triệu đồng/năm

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng tập quán trồng cà chua lâu đời, những năm trở lại đây, người dân Hải Hậu (Nam Định) đã coi cà chua là cây trồng mũi nhọn

Mới đây, tại thị trấn Giồng Riềng (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), Ecofarm đã ký kết với nông dân Giồng Riềng thành lập Liên minh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.