Tăng Tốc Vụ Tôm Trên Đất Tôm - Lúa

Nhìn cánh đồng lúa gần 1 ha trên vuông tôm đang bắt đầu đỏ đuôi, ông Năm Long (Nguyễn Văn Long), ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình (Cà Mau), đứng ngồi không yên.
Ông chia sẻ: “Ngày nào cũng đi thăm đồng, mong sao lúa chín thật nhanh để thu hoạch và cải tạo đất thả tôm sớm”.
Trong những ngày này, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân Thới Bình, U Minh và một số huyện khác đã bắt đầu cho thu hoạch.
Theo đánh giá của ông Phạm Văn Sóng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện U Minh thì năm nay vụ lúa trên đất nuôi tôm của huyện được đánh giá khá thành công. Hiện nông dân một số nơi đã bắt đầu thu hoạch, năng suất khá cao, người dân vô cùng phấn khởi.
Ở Thới Bình, vụ lúa trên đất nuôi tôm cũng đang bắt đầu vào vụ thu hoạch, năng suất một số nơi vượt cả dự kiến của người dân và ngành chức năng.
Tuy nhiên, do giá tôm sú trên thị trường tăng cao, khiến người dân nôn nóng muốn thu hoạch nhanh lúa để cải tạo vuông thả tôm. Không giấu được sự sốt ruột, ông Năm Long cho biết thêm, hiện nay công gặt cũng đã đưa tiền trước, máy bơm, đường lấy nước cũng đã chuẩn bị sẵn sàng, khi lúa lên sân là sẽ cho nước mặn vào ruộng ngay.
Là người nhiều năm theo mô hình tôm - lúa, đất lại rộng, ông Nguyễn Văn Tâm, ấp 7, xã Khánh An, huyện U Minh, có phần chủ động hơn trong vụ tôm tới. Để có thể thu hoạch đợt tôm kịp ăn Tết, gia đình đã dành một mảnh đất gần 1 ha không cấy lúa để thả tôm con cách đây hơn 1 tháng.
Hiện nay tôm đã lớn, chỉ cần khi thu hoạch lúa đưa nước mặn vào là có thể chuyển tôm ra ngoài. Ông bộc bạch, khi lúa chính được hơn nửa bông đã cho nước mặn vào một ít, chỉ vài ngày nữa khi thu hoạch lúa xong là sẽ bơm đầy nước để thả chuyển tôm qua cho kịp thời vụ.
Giá tôm tăng cao đang khiến nhiều hộ dân không còn đủ kiên nhẫn, họ đang tăng tốc để có thể thả được tôm nuôi sớm nhất trên vùng đất tôm - lúa. Sự nôn nóng ấy vô tình đẩy người dân đứng trước nguy cơ cải tạo môi trường nuôi không chu đáo.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cần phải dọn bớt gốc rạ trong vuông, đồng thời phải có thời gian để gốc rạ hoai hoàn toàn mới có thể tiến hành thả tôm nuôi. Do đó, để có được vụ tôm thắng lợi, người dân phải hết sức bình tĩnh cải tạo đất theo đúng quy trình kỹ thuật đã được khuyến cáo, không nên quá nóng vội sẽ ảnh hưởng đến năng suất tôm trong vụ nuôi tới.
Có thể bạn quan tâm

Xen canh là một trong những phương thức canh tác được nhiều người áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở huyện Ninh Sơn, Ninh Phước có những mô hình trồng xen canh như táo-trôm, đu đủ-ớt-dừa xiêm, xoài-mận… thu nhập kinh tế cao thì ở xã Vĩnh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) mô hình trồng xen canh tỏi-ớt cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho người dân.

Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.

Mô hình được thực hiện thí điểm tại cánh đồng Khu phố 1 và 2 thị trấn Tân Sơn với diện tích 1,5 ha. Với mục đích thay đổi tập quán canh tác 3 vụ lúa/năm bằng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp trên cùng 1 diện tích.

Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc hỗ trợ 2 triệu đồng/ha để chuyển đổi 112.000ha đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sang các cây trồng khác.

Sáng ngày 9-4, Công ty TNHH Một Thành viên (MTV) Nichirei Suco Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy sơ chế sơ ri tại ấp Hòa Bình, xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Đến dự có lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành; lãnh đạo TX. Gò Công và huyện Gò Công Đông.