Tăng Thu Nhập Nhờ Nuôi Thỏ Thương Phẩm

Cũng như bao nông dân khác trong địa bàn xã, anh Lê Thành Nhân (ấp Tân Mỹ, xã Mỹ Phú Đông, tỉnh An Giang) từng chọn các con vật nuôi như bò, heo, gà để tăng thêm thu nhập gia đình.
Khoảng đầu năm 2014, tình cờ đi thăm nhà người quen tại huyện Lấp Vò và được tham quan một số mô hình nuôi thỏ thương phẩm đạt hiệu quả tại đây anh quyết định mua 5 cặp thỏ bố mẹ về nuôi. Sau 8 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Nhân đã nâng qui mô đàn thỏ thường xuyên được 160 con, trong số này dao động từ 35 – 45 con thỏ bố mẹ còn lại là thỏ tơ và thỏ con.
Anh Nhân cho biết thỏ con từ lúc mới sinh ra đến tách mẹ khoảng 25 ngày, nuôi khoảng 5 tháng sau sẽ phối giống, thỏ mẹ mang thai khoảng một tháng thì sinh sản. Để thỏ giống khỏe mạnh, sinh sản tốt, anh cho thỏ phối giống bình quân 3 tháng sinh sản 2 lứa. Mỗi lứa thỏ mẹ đẻ từ 7 đến 10 thỏ con. Trong quá trình chăm sóc cần có sổ tay ghi chép ngày tháng cụ thể để quản lý thỏ con cũng như thời gian sinh sản của thỏ mẹ.
Với kinh nghiệm của mình anh Nhân chia sẻ thêm thỏ ăn không nhiều, thức ăn của thỏ chủ yếu là cỏ, các loại rau xanh (rau lang, rau muống...), người nuôi chỉ cần cho thỏ ăn vào buổi sáng và buổi tối, nếu cho ăn nhiều thỏ chỉ nhai rồi bỏ, lượng cỏ cho mỗi con thỏ bước vào giai đoạn sinh sản mỗi lần ăn khoảng 1 nắm tay.
Nếu không có thời gian cắt cỏ cho thỏ ăn, có thể cho chúng ăn thức ăn viên trộn với lúa. Phải đảm bảo cho thỏ uống đủ nước sạch, cỏ cho thỏ ăn phải giũ sạch, khu vực nuôi thỏ cần thoáng mát, giữ cho thỏ không bị ảnh hưởng lạnh và nắng nóng.
Nên vệ sinh chuồng trại, khu vực nuôi thường xuyên để hạn chế bệnh trên thỏ. Cần theo dõi sức khỏe của thỏ để khi phát hiện thỏ bệnh điều trị kịp thời, nhất là bệnh ăn không tiêu. Đối với thỏ bố mẹ, nên chú ý không để thỏ phối giống trùng huyết, nếu phối giống trùng huyết thỏ con sẽ chết, hoặc nuôi không đạt yêu cầu. Thỏ đực và thỏ cái phải nuôi riêng trước và sau khi phối giống. Nuôi thỏ cái cần ghi sổ nhật ký để biết ngày cho phối giống, để máng cho thỏ đẻ và ngày cai sửa thỏ con.
Thỏ con nuôi khoảng 3 tháng có thể đạt trọng lượng từ 2,2 – 2,7kg/con. Với giá bán cho thương lái từ 45.000 - 50.000đ/kg, anh Nhân đã xuất bán trên 100 con thỏ thịt, lợi nhuận thu được trên 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.

Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.

Đầu năm 2010 được sự hỗ trợ của Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư tỉnh Hậu Giang xây dựng mô hình máy gặt đập liên hợp (GĐLH), Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư Long Mỹ triển khai thực hiện bước đầu mang lại kết quả khả quan và được bà con nông dân nhiệt tình ủng hộ.

Với 20 ao ximăng trong nhà, mỗi ao có diện tích khoảng 4m2 nhưng ông Nguyễn Văn Hoàng trú tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM đã cung cấp cho các công ty xuất khẩu hàng tấn lươn thịt mỗi năm.

Anh Nguyễn Văn Minh thôn Song Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Tây) trồng đu đủ giỏi, cho thu nhập cao. Từ 2 sào đu đủ giống Đài Loan trồng tháng 11 năm ngoái, hiện nay gia đình anh đã thu được 8 triệu đồng, dự kiến thu hết sẽ có khoảng 12 triệu đồng