Tăng Thu Nhập Nhờ Nuôi Rắn Và Ếch

Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, nuôi trùn quế… Trong đó, mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch của anh Huỳnh Văn Hiệp (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) giúp anh tăng thêm nguồn thu nhập trong thời gian nông nhàn.
Trước đó, anh Hiệp xem chương trình giới thiệu mô hình nuôi rắn thương phẩm trên truyền hình, đã tìm mua con giống từ Tây Ninh về thả nuôi, với kích thước 10 con đồng lứa/chuồng 2m2, nắp làm bằng lưới mắt cáo đảm bảo rắn không chui ra. Lúc mới nuôi, anh phải đi bắt ếch, nhái hàng đêm, bắt riết rồi nguồn thức ăn tự nhiên cũng cạn kiệt dần. Chính vì vậy, anh học cách nuôi ếch Thái Lan sinh sản, để làm thức ăn cho rắn.
Khi ếch lớn, rắn ăn còn dư, anh Hiệp bán ếch giống và ếch thương phẩm. Cứ 3,5 – 4 tháng, anh bán lứa ếch thương phẩm giá 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 4 triệu đồng.
Theo anh Hiệp, nếu nắm bắt quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi, rắn tăng trọng rất nhanh. Nuôi khoảng 7 tháng, rắn đạt trọng lượng trung bình 1 - 1,2 kg/con, mang lại nguồn thu nhập cao cho người nuôi. Với giá rắn thương phẩm 400.000 đồng/con loại 700gram, 450.000 đồng/con loại 1kg, anh lãi 250.000 đồng/con sau khi trừ chi phí. Trong quá trình nuôi, chuồng trại phải vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, tránh rắn bị bệnh tiêu chảy.
Loại rắn ráo trâu này mỗi năm đẻ hai lứa, trung bình 10 trứng/lứa, nên ấp trứng rắn với cát độ ẩm vắt vừa nắm tay. Dụng cụ ấp trứng cũng đơn giản như lu, thùng… ấp trong vòng 75 ngày rắn nở, nếu độ ẩm thiếu thì thời gian ấp kéo dài 80 ngày. Sau đợt thay da đầu tiên, rắn con có thể ăn ếch nhái nhỏ, không được để rắn con mới nở chung với rắn lớn.
“Mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch phù hợp hoàn cảnh kinh tế của đại đa số nông dân: do vốn đầu tư ít, sử dụng thời gian nhàn rỗi, tận dụng nguồn thức ăn từ đồng ruộng, không chiếm nhiều diện tích nuôi”, anh Hiệp chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Theo đại diện Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), thiếu đầu tư tài chính vẫn còn là thách thức lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Năm ngoái, iPrisco, một trong những nhà sản xuất điệp lớn nhất của Peru, đã XK 2.500 tấn điệp đông lạnh. Công ty này có 60% lượng hàng XK sang châu Âu và 40% XK sang Mỹ. Doanh số bán hàng của công ty phản ánh xu hướng chung của XK điệp Peru. Hai thị trường chính là Pháp – với điệp trứng và Mỹ- với loại không trứng.

Ngành tôm Thái Lan dự kiến sẽ đạt sản lượng “lạc quan” 200.000 tấn năm 2014 do người nuôi chủ yếu sản xuất tôm cỡ nhỏ và tổng sản lượng nửa đầu năm này giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 82.050 tấn.

Hội nghị Nuôi trồng thủy sản (SIMCAA) diễn ra ở Tegucigalpa, Honduras, từ 27 – 29/8/2014. Undercurrentnews đã ghi lại một số nét chính tại Hội nghị này. Chủ đề trong ngày đầu tiên bao gồm nhu cầu gia tăng về nuôi trồng thủy sản do dân số toàn cầu tăng trưởng, quản lý rủi ro và bảo hiểm trong nuôi tôm và chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC).

Nhằm tận dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống thu nhập cho bà con nông dân, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình “Nuôi cá trắm cỏ trong lồng có bổ sung thức ăn viên” tại xã Tịnh Sơn - nơi có dòng sông Trà Khúc chảy qua.