Tăng Cường Công Tác Chỉ Đạo Nuôi Tôm Năm 2015

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.
Để đạt được mục tiêu tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2015 đạt 3,95 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8,5 tỷ USD, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh /thành phố ven biển phối hợp với UBND các huyện tăng cường công tác chỉ đạo trong nuôi trồng thủy sản, tùy từng điều kiện cụ thể, các địa phương cần đảm bảo kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ nhằm hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại do dịch bệnh. Các địa phương cần tuyên truyền, hướng dẫn vận động người nuôi ngừng thả giống khi thời tiết bất lợi và không ổn định.
Trong trường hợp nhiệt độ xuống thấp dưới 200C, không khí lạnh tăng cường và bất thường khuyến cáo người nuôi không nên thả giống. Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra và quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào thuốc, hóa chất đặc biệt là con giống.
Tôm giống thả nuôi phải được kiểm tra và kiểm dịch phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo kích cỡ tối thiểu đạt Post 15 đối với tôm sú và đạt Post 12 đối với tôm chân trắng. Bên cạnh đó, các địa phương cần khuyến cáo người nuôi thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cải tạo đất trống, vườn tạp trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao.

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%.

Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 530 hộ nuôi cá tra thương phẩm, tăng 6 hộ so với cùng kỳ 2014. Trong đó, số hộ nuôi cá thể chiếm 57,74% số hộ nuôi của toàn tỉnh. Vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm trên 74% diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm trên địa bàn và một số địa phương vùng ĐBSCL.