Bạc Liêu Tập Huấn Thúc Đẩy Cải Thiện Thực Hành Quản Lý Thức Ăn Trong Nuôi Tôm

Hiện nay trong nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, vấn đề quản lý thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên thành công cho vụ nuôi. Sử dụng thức ăn trong nuôi tôm phù hợp sẽ giúp tôm lớn nhanh, giảm chi phí sản suất, giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.
Tại lớp tập huấn, bà con nông dân được nghe kỹ sư Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc TTKNKN Bạc Liêu thông tin về tình hình nuôi thủy sản của Việt Nam và thế giới; những thách thức hiện nay của người nuôi tôm như: chất lượng giống, dịch bệnh ngày càng nguy hiểm, môi trường ô nhiễm, khí hậu thời tiết bất thường, chất lượng thức ăn và các giải pháp về an toàn vệ sinh, chất lượng giống tốt, chuẩn bị ao tốt và quản lý môi trường tốt, thức ăn chất lượng cao và quản lý thức ăn tốt, quản lý sức khỏe tôm nuôi tốt…
Thông qua lớp tập huấn, bà con đã nắm được những kỹ thuật chủ yếu để áp dụng vào nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế theo hướng VietGAP tạo ra nguồn sản phẩm an toàn chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là quản lý thức ăn trong nuôi tôm một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng trên, huyện Nga Sơn đã xây dựng Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, đẩy mạnh phát triển kinh tế 6 xã ven biển, giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”. Thời gian thực hiện chưa nhiều, song hiệu quả của đề án bước đầu đã được khẳng định.

Ngày 1/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 2006, người dân địa phương tình cờ phát hiện dưới dòng nước đặc quánh phù sa của kinh Xáng Đông Hưng (xã Đông Thới, H.Cái Nước) có nhiều sò huyết tự nhiên, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Sò lớn được bà con thu hoạch bán cho thương lái, sò nhỏ được vài hộ dân thu gom rồi thả vô vuông tôm. Việc sò tự nhiên nuôi xen canh trong vuông tôm sú lớn rất nhanh đã mở ra cơ hội mới cho người dân Đông Thới. Nhiều hộ dân bắt đầu thả sò giống nuôi thử rồi dần dà phát triển sang xã Trần Thới lân cận...

Kinh nghiệm này được nông dân Lý Việt Bắc rút ra sau 3 năm “tăng hu” gầy nuôi được 4 con bò sữa. Anh Bắc cho biết gia đình anh có 6 miệng ăn (cha mẹ già, hai vợ chồng anh và hai đứa con) nhưng chỉ có 2 công vườn trồng chanh. Mỗi năm thu hoạch khoảng 4 tấn trái, nhưng giá cả bấp bênh, chưa bao giờ bán được tới 8.000 đồng/kg. Vợ anh làm công nhân xí nghiệp, còn anh cũng phải đi làm mướn kiếm thêm nhưng cũng không dư dả gì.

Được biết, làng hoa Sa Đéc là một trong những vựa trồng hoa kiểng lớn nhất vùng ĐBSCL, với diện tích trồng hoa kiểng trên 400ha cùng hơn 2.000 hộ trồng và kinh doanh hoa kiểng. Hằng năm, làng hoa Sa Đéc cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng chục triệu giỏ hoa các loại. Giá trị sản xuất hoa kiểng năm 2015 của TP Sa Đéc ước đạt 622 tỉ đồng.