Tăng Thu Nhập Nhờ Mô Hình Nuôi Ếch Trong Vèo

Anh Nguyễn Văn Lũy, sinh năm 1964 ngụ ấp 1, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Gia đình anh có 5 nhân khẩu (trong đó có 2 lao động chính), thu nhập chủ yếu dựa vào diện tích đất canh tác là 2.000m2.
Từ năm 2013, qua thông tin từ báo đài và học hỏi từ những bà con khác, anh thấy mô hình nuôi ếch thích hợp với hộ gia đình mình, nên anh bắt đầu tập tành nuôi ếch trong vèo. Các vèo nuôi ếch đặt trong ao có diện tích 1.200m2, mức nước sâu 1,7m và có cống cấp thoát nước.
Mỗi vèo có kích thước 4x8 m, anh thả 3.000 con ếch giống, với 10 vèo tổng cộng là 30.000 con. Sau mỗi đợt nuôi 2 tháng anh thu được bình quân 6 tấn ếch (cỡ 4con/kg) và với giá trung bình 26.000đ – 30.000 đ/kg anh thu về khoảng 150 - 175 triệu đồng.
Chi phí 1 vụ nuôi của anh như sau:
- Ếch giống 30 triệu đồng.
- Thức ăn cho ếch 6,6 tấn (loại 26 - 30% đạm) khoảng 100 triệu đồng
- Thuốc, hóa chất, vitamin: 5 triệu đồng.
- Chi phí khác (khấu hao vèo, dụng cụ khác…): 3 triệu đồng.
Như vậy mỗi đợt anh lãi 20 - 30 triệu đồng, mỗi năm anh nuôi được 5 đợt, thu lãi trên 120 triệu đồng.
Anh chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi ếch trong vèo như sau:
- Phải chọn giống ếch tốt, khỏe có nguồn gốc tốt, giá cả thích hợp, đặc biệt là phải đồng cỡ, không nhiễm mầm bệnh …
- Cho ăn 3 lần vào những thời điểm là 7giờ, 16giờ, và 21giờ, trong đó buổi tối cho ếch ăn nhiều hơn. Thức ăn nên rãi đều khắp vèo nuôi, tránh ếch dành thức ăn với nhau.Thức ăn nên bảo đảm hàm lượng đạm ít nhất là 26% đạm.
- Để phòng nước xấu làm ếch bệnh, chú ý nên thay nước ao hàng ngày để tránh nước dơ, ô nhiễm. Vệ sinh khu vực nuôi, nhất là vèo ếch bằng cách định kỳ 7 - 10 ngày nên phun xịt muối, kháng sinh Amoxilin, Vimenro…
- Mùa nắng nên làm lưới che mát khu vực nuôi bằng lưới, nên phun nước làm mát ếch trong những lúc trời trưa nắng, mùa mưa thì không cần che mát cho ếch nuôi.
- Để phòng bệnh các bệnh niễng cổ, mù mắt, đỏ hậu môn… anh dùng kháng sinh cho ăn 3 ngày 1 đợt. Ngoài ra, trộn Vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn liên tục suốt vụ nuôi… góp phần tăng sức để kháng cho ếch nuôi.
- Do chọn ếch giống đều cỡ và cho ăn đầy đủ, nên anh thấy không cần thiết phải lựa ếch ra riêng sau 1 thời gian nuôi, vì chênh lệch cỡ ếch không nhiều.
- Trên vèo nên căng dây cước trong cách nhau 50 cm, để phòng chống chim cò, gây hao hụt đầu con.
- Để tăng thêm thu nhập, anh thả thêm 15 – 20 kg giống cá mùi và 2.000 con giống cá tra vào ao (1.200m2), sau 6 tháng anh bán cá thu được thêm 26 triệu đồng.
- Việc tiêu thụ ếch không khó, nhưng giá cả tăng giảm tùy từng thời điểm, ếch thịt bán có giá từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.
- Nếu không có công lao động nhiều, theo anh cũng không cần sản xuất ếch giống để tự cung cấp, vì công việc sản xuất ếch giống đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng, sẽ làm người nuôi phân tâm trong nuôi ếch thịt.
Mô hình nuôi ếch trong vèo của anh Lũy, với diện tích mặt nước chỉ 1.200m2 cho lợi nhuận cao hơn 10 lần làm lúa đơn thuần, thì cũng đáng để bà con làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Hạ Hòa gieo cấy được gần 4.000ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đã trỗ bông chờ ngày thu hoạch. Để bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân và nhằm mục tiêu đạt năng suất, sản lượng cao huyện đã chú trọng việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đặc biệt huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung. Đến nay, trên đồng ruộng tình trạng chuột phá hại đã giảm hẳn.

Diễn biến thời tiết bất thường, lũ xuất hiện trái mùa xảy ra cuối tháng 3 vừa qua khiến nông dân dọc vùng sông Vu Gia - Thu Bồn thiệt hại về hoa màu không nhỏ. Chính điều này, buộc ngành trồng trọt phải cơ cấu lại sản xuất, dần bỏ thói quen canh tác theo… kinh nghiệm.