Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý

Sau những thành công ban đầu của mô hình canh tác thí nghiệm trong vụ đông xuân 2014 - 2015, hè thu năm nay Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tiếp tục phối hợp với ngành nông nghiệp các địa phương Điện Bàn, Thăng Bình, Núi Thành, Tiên Phước triển khai sản xuất khảo nghiệm 64 sào lúa theo phương thức bón phân hợp lý tại 4 vùng sinh thái khác nhau là đồng bằng phía bắc, đồng bằng phía nam, đồng bằng ven biển và vùng trung du.
Ông Võ Văn Nghi - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư cho biết, toàn bộ số diện tích vừa nêu được gieo sạ cùng một loại giống lúa trung ngày HT9 trên 3 chân đất là cát pha, thịt nhẹ, thịt nặng.
Theo ông Nghi, nếu lâu nay bình quân mỗi vụ nông dân phải tốn 391 nghìn đồng mua phân bón cho 1 sào ruộng thì khi áp dụng đề tài trên chi phí cho khâu này giảm xuống còn 180 - 230 nghìn đồng/sào.
Mặc dù lượng phân bón giảm nhưng hầu hết chân ruộng của mô hình trình diễn vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là ít bị nhiễm các loại sâu bệnh so với ruộng sản xuất đại trà.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc tiết kiệm một phần chi phí đầu tư phân bón, ruộng của mô hình khảo nghiệm cũng cho năng suất cao hơn ruộng đối chứng. Theo đó, tùy đặc điểm từng loại đất, năng suất lúa bình quân của ruộng trình diễn đạt 41,8 - 56,7 tạ/ha, trong khi ruộng đối chứng chỉ đạt 37,2 - 54 tạ/ha.
Về hiệu quả kinh tế, sau khi trừ chi phí, ruộng khảo nghiệm cho mức lãi tăng 5,8 - 7,4 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là khẳng định của ông Ngô Minh Hùng - Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận khi trao đổi với phóng viên về việc có hay không tình trạng ùn tắc giao dịch thanh long tại cửa khẩu trong những ngày qua…

Nhiều năm liền, anh Nguyễn Văn Thạo ở ấp Mỹ Thạnh B, xã Long Tiên (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Số lượng nuôi ước tính khoảng 700 con nhím, 1.100 con lợn rừng, 50 con dúi, 15 con hươu sao, tập trung ở xã Đồng Tâm, An Bình, thị trấn Chi Nê (Hòa Bình). Trong đó nuôi lợn rừng, nhím mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được người dân quan tâm nhân đàn, phát triển ra diện rộng.

Năm nay là năm thứ 3, nông dân ở các xã vùng ngập mặn ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh như Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Vĩnh, Long Khánh thu được lợi nhuận cao từ mô hình kết hợp nuôi tôm sú với cua biển. Bình quân mỗi hécta kết hợp nuôi tôm sú với cua biển, nông dân có thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong những năm gần đây một số hộ nông dân trên địa bàn xã Ea Nam (huyện Ea H’leo - Đăk Lăk) đã mạnh dạn thực hiện đưa mô hình nuôi hươu sao và đã có nguồn thu nhập ổn định với hàng chục triệu đồng/năm. Tiêu biểu trong số đó có gia đình anh Đỗ Hữu Sang ở thôn 1.