Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý

Sau những thành công ban đầu của mô hình canh tác thí nghiệm trong vụ đông xuân 2014 - 2015, hè thu năm nay Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tiếp tục phối hợp với ngành nông nghiệp các địa phương Điện Bàn, Thăng Bình, Núi Thành, Tiên Phước triển khai sản xuất khảo nghiệm 64 sào lúa theo phương thức bón phân hợp lý tại 4 vùng sinh thái khác nhau là đồng bằng phía bắc, đồng bằng phía nam, đồng bằng ven biển và vùng trung du.
Ông Võ Văn Nghi - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư cho biết, toàn bộ số diện tích vừa nêu được gieo sạ cùng một loại giống lúa trung ngày HT9 trên 3 chân đất là cát pha, thịt nhẹ, thịt nặng.
Theo ông Nghi, nếu lâu nay bình quân mỗi vụ nông dân phải tốn 391 nghìn đồng mua phân bón cho 1 sào ruộng thì khi áp dụng đề tài trên chi phí cho khâu này giảm xuống còn 180 - 230 nghìn đồng/sào.
Mặc dù lượng phân bón giảm nhưng hầu hết chân ruộng của mô hình trình diễn vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là ít bị nhiễm các loại sâu bệnh so với ruộng sản xuất đại trà.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc tiết kiệm một phần chi phí đầu tư phân bón, ruộng của mô hình khảo nghiệm cũng cho năng suất cao hơn ruộng đối chứng. Theo đó, tùy đặc điểm từng loại đất, năng suất lúa bình quân của ruộng trình diễn đạt 41,8 - 56,7 tạ/ha, trong khi ruộng đối chứng chỉ đạt 37,2 - 54 tạ/ha.
Về hiệu quả kinh tế, sau khi trừ chi phí, ruộng khảo nghiệm cho mức lãi tăng 5,8 - 7,4 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến nay Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 3,6 triệu tấn gạo, tăng 600.000 tấn so với thời điểm cuối tháng 3 vừa qua.

Lúa là cây trồng chủ lực tại vùng ĐBSCL, nhưng do diện tích bình quân mỗi hộ quá nhỏ, thu nhập của nông dân còn thấp nên phải tìm cách nâng giá trị hạt gạo để cải thiện đời sống người dân. Đó là ý kiến của GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo, tại buổi gặp gỡ báo chí mới đây sau khi tham quan cánh đồng lúa theo tiêu chuẩn Global GAP tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

Măng tây xanh là cây trồng cần có ánh nắng toàn phần, sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáo như trồng rẫy rau màu khó tính

Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C)

Bộ NN-PTNT chính thức công nhận giống lúa Q.Nam 1 là giống cây trồng mới, phù hợp cho cả hai vụ sản xuất đông xuân, hè thu ở các địa phương khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, và được đưa vào cơ cấu giống của vụ hè thu 2012 tại Quảng Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết ngày 13.5.