Tăng Độ Bền Cho Tàu Vươn Khơi, Ngư Dân Quảng Ngãi Viền Thép Cho Tàu Cá

Trước đây, với đội tàu công suất nhỏ, ngư dân Quảng Ngãi ít chú trọng đến việc đầu tư viền thép cho tàu cá. Ngày nay với công suất ngày càng lớn thì việc viền thép cho tàu giống như một quy trình bắt buộc.
Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.
Tại Hợp tác xã Đóng tàu thuyền và Dịch vụ thủy sản Cổ Lũy, xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay đã đóng mới 30 chiếc tàu có công suất từ 400 – 900 CV. Hầu hết những tàu này đều được ngư dân viền thép. Các bộ phận chính trên tàu được bọc thép là vai tàu, mũi tàu và hai dè mạn tàu. Đây là những vị trí dễ xảy ra va đập nhất trong lúc tàu đang hành nghề trên biển. Tuỳ theo yêu cầu của chủ mà việc sử dụng loại thép bọc có độ dày, dài ngắn khác nhau.
Viền thép giúp con tàu vững chắc, chịu đựng tốt hơn khi gặp gió bão, hoặc va chạm... Do vậy, thời gian gần đây, ngư dân Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để viền thép cho đội tàu của mình.
Có thể bạn quan tâm

Được giao khoán 10 ha, những năm qua, bên cạnh trồng và bảo vệ rừng khoảng 70% diện tích, số còn lại 30% nằm trong diện được phép canh tác, ông Huỳnh Văn Sen ở ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, đã bố trí sản xuất đa cây, đa con hiệu quả.

Những ngày qua, người dân ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) “đứng ngồi không yên” vì thủy sản chết hàng loạt tại khu vực bùng binh đồng Cù Lao, nằm cạnh đầm nước mặn và đồng muối Sa Huỳnh.

Thực hiện nội dung đột phá “Nhà sạch-vườn đẹp và làm đường giao thông nông thôn” trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Quản Bạ trong năm 2013, xã Quyết Tiến đã chọn thôn Vĩnh Tiến thực hiện làm điểm. Sau 6 tháng triển khai, đến nay đã có 48/48 hộ gia đình của thôn đạt tiêu chí “Nhà sạch - vườn đẹp”.

Sáng ngày 28/5, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Thái Bình phối hợp với Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh GreenID, UBND xã Nam Cường tổ chức hội thảo đánh giá mô hình thử nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải.

Năm 2012, TT Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ngãi giao cho Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ trực tiếp thực hiện mô hình nuôi tôm hùm lồng tại hộ ông Đỗ Văn Được, thôn Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với qui mô 3 lồng nuôi (tổng thể tích 15 m3).