Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Ngày đăng: 16/07/2014

UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Ngoài ra, bổ sung phần đất ngoài đê bao, còn ảnh hưởng mặn ở một số xã thuộc 5 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm vào quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Dự kiến đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 4.390ha, năm 2020 là 7.820ha và năm 2030 là 8.300ha.

Kèm theo quy hoạch điều chỉnh, có 7 dự án về hạ tầng, thủy lợi, 8 dự án đầu tư hệ thống lưới điện, 6 dự án nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất, 2 dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản.

Tổng vốn đầu tư phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020 là 1.359 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất 738 tỉ đồng. Việc điều chỉnh quy hoạch lần này đã xác định, đối tượng tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng chiến lược của tỉnh.

Vấn đề đặt ra là để phát triển đối tượng nuôi này, tỉnh cần chú trọng đến sự bền vững của môi trường, hiệu quả về mặt kinh tế, ổn định về xã hội; kết hợp hài hòa giữa nuôi tôm thẻ chân trắng với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác.


Có thể bạn quan tâm

Độc đáo nghề rùng cá Độc đáo nghề rùng cá

Nghề rùng cá là nghề truyền thống của ngư dân các xã ven biển của tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề rùng cá vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ ngư dân, vừa tạo thêm thu nhập, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.

05/10/2015
Giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Chà Và cần có giải pháp quyết liệt hơn Giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Chà Và cần có giải pháp quyết liệt hơn

Từ đầu tháng 9 đến nay, cá, tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) liên tiếp bị chết hàng loạt khiến người nuôi trồng thủy sản hoang mang và bức xúc.

05/10/2015
Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An

Từ năm 2015 UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ heo giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi tại các xã quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.

05/10/2015
167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản 167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu con nuôi có giá trị kinh tế cao, xã Thiệu Hợp đã tổ chức cho một số hộ dân học tập kinh nghiệm mô hình nuôi con nuôi đặc sản: rùa, ba ba, rắn, nhím...

05/10/2015
Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi Hiệu quả kép Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi Hiệu quả kép

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào chăn nuôi không những giúp người chăn nuôi giảm chi phí đầu tư, tăng sức đề kháng cho vật nuôi, mà còn góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do chất thải trong chăn nuôi gây ra...

05/10/2015