Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Cát Trái Phép

Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Cát Trái Phép
Ngày đăng: 17/12/2013

Tại Quảng Nam, những giải pháp mạnh tay đã được đưa ra nhằm ngăn chặn việc phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm.

Trung bình mỗi ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cho lãi khoảng vài trăm triệu đồng/năm. Thời gian qua, nuôi tôm đã giúp cho nhiều hộ nông dân từ huyện Thăng Bình đến huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Phong trào nuôi tôm trên cát vì thế đã lan tỏa khắp cả dải ven biển vùng Đông Quảng Nam. Tuy nhiên, sự hình thành các hồ tôm tự phát như thế không chỉ gây lo ngại về môi trường, mà còn phá vỡ cảnh quan môi trường ven biển vốn dành cho du lịch - dịch vụ và tàn phá hàng trăm ha rừng phòng hộ.

Trước mắt, để ngăn chặn nạn phá rừng phòng hộ, một số địa phương đã triển khai các biện pháp nghiêm cấm, vận động các hộ nuôi trái phép phải dở bỏ, hoàn thổ sau khi vụ mùa kết thúc. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài xem ra đây quả là việc rất khó khăn.

Gần đây, dư luận đã dồn dập chỉ trích những người dân chỉ thấy lợi trước mắt mà quên đi hậu quả phải gánh chịu về lâu dài. Tuy nhiên, xét về bản chất của vấn đề mới thấy: Việc làm giàu chính đáng bằng mồ hôi và nước mắt hòng thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây rất cần sự tiếp sức của các ngành, các cấp chính quyền.

“Trước mắt chúng tôi sẽ tiến hành rà soát hiện trạng sử dụng đất rừng phòng hộ và sẽ cấp sổ đỏ cho dân, nghiêm cấm người dân tự phát phá rừng… Về lâu dài chúng tôi sẽ quy hoạch vùng nuôi tôm, đưa người dân vào đó sản xuất và bắt buộc phải ký cam kết với địa phương”, ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay.

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo, việc giúp cho người dân bám biển, phát triển kinh tế ven biển đã được tỉnh Quảng Nam đặc biệt chú ý và xem đây sẽ là mắt xích quan trọng để củng cố sức mạnh nền quốc phòng toàn dân. Vì thế, việc giúp người dân vùng ven biển thay đổi cuộc sống gắn với bảo vệ môi trường bền vững đã đến lúc cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.


Có thể bạn quan tâm

Thắng Lợi Vụ Nuôi Thủy Sản 2013 Ở Bình Đại Bến Tre Thắng Lợi Vụ Nuôi Thủy Sản 2013 Ở Bình Đại Bến Tre

Những năm qua, với lợi thế về tiềm năng kinh tế biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt, Bình Đại (Bến Tre) phát triển ngành kinh tế mũi nhọn nuôi trồng thủy sản.

21/02/2014
Mất Mùa Lúa Sau Phun Thuốc Mất Mùa Lúa Sau Phun Thuốc

Vụ đông xuân 2013-2014, nhiều hộ nông dân ở Kiên Giang đã mua cặp thuốc “9 trong 1” của Công ty TNHH Hóa nông Lúa Vàng (Công ty Lúa Vàng) về phun cho lúa, nhưng sau khi phun, lúa cứ lụi dần và không thể trổ bông…

18/03/2014
Ngư Dân Nhơn Hải Ngư Dân Nhơn Hải "Trúng Biển"

Từ đầu tháng 3/2014 cho đến nay, vùng biển xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) xuất hiện rất nhiều tôm hùm giống, ngư dân trong xã vui mừng vì “trúng biển”.

18/03/2014
Cơ Hội Xuất Khẩu Hàng Thủy Hải Sản Sang Singapore Cơ Hội Xuất Khẩu Hàng Thủy Hải Sản Sang Singapore

Ngày 19/2, phát biểu tại buổi việc với lãnh đạo tỉnh Bến Tre nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, ông Ng Teck Hean, Đại sứ Cộng hòa Singapore tại Việt Nam cho rằng hai lĩnh vực mà Singapore có thể hợp tác ngay với Bến Tre là đào tạo nguồn nhân lực và nhập khẩu nông- thủy-hải sản.

21/02/2014
Người Trồng Rau Đã Người Trồng Rau Đã "Dễ Thở" Hơn

Chênh lệch giá bán rau từ người sản xuất tới người tiêu dùng đã giảm. Người trồng rau ít nhiều được hưởng lợi, "dễ thở" hơn trước.

18/03/2014