Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Sau Thu Hoạch Và Chế Biến Nông Sản

Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Sau Thu Hoạch Và Chế Biến Nông Sản
Ngày đăng: 20/08/2014

Ngày 19/8, tại hội trường UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có buổi làm việc với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ nội dung liên quan đến báo cáo công tác khuyến nông về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (lúa, cây ăn trái, rau quả).

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, những năm qua cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có bước phát triển mạnh, nhiều loại trang thiết bị máy nông nghiệp mới được đưa vào sản xuất, tỷ lệ cơ giới hóa tăng nhanh trong một số khâu.

Sản xuất nông sản với quy mô lớn từng bước được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Đến tháng 8/2014, toàn tỉnh có trên 1.600 máy gặt đập liên hợp, 654 máy cắt xếp dãy, 13 máy gom suốt.

Có 90% diện tích lúa thu hoạch bằng máy. Hiện toàn tỉnh có 822 lò sấy lúa; tỷ lệ lúa sấy trong vụ hè thu và thu đông đạt 35%. Thực hiện dự án cạnh tranh nông nghiệp, tỉnh Đồng Tháp được hỗ trợ đầu tư 2 kho tạm trữ lúa. Đối với tình hình ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trên cây ăn trái trên địa bàn tỉnh, đến nay chủ yếu là sơ chế để bảo quản được lâu hơn.

Việc ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trên cây ăn trái và rau quả chưa được các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân quan tâm và đầu tư ứng dụng nhiều.

Tại buổi làm việc, đại diện doanh nghiệp Lê Như Brothers trình bày Kế hoạch thu mua và phân phối hàng nông sản Đồng Tháp vào siêu thị, các trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu.

Điểm thu hút sự chú ý của các đại biểu trong kế hoạch này là phương án thu mua tiêu thụ với phương thức thu mua hài hòa lợi ích giữa hai bên; sự cần thiết của việc công khai lợi ích giữa các bên trong các chuỗi cung ứng; Tăng cường ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch Nguyễn Văn Dương đồng ý với kế hoạch trình bày của doanh nghiệp Lê Như Brothers và đề nghị các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để từng bước phát huy ưu thế, khắc phục những tồn tại hạn chế của thị trường nông sản trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Nhà Vườn Cung Cấp Nhiều Loại Trái Cây Cho Thị Trường Tết Nhà Vườn Cung Cấp Nhiều Loại Trái Cây Cho Thị Trường Tết

Ở Tiền Giang, khóm phụng, khóm son là loại trái cây được xem là “hàng độc” để phục vụ nhu cầu chưng nghi của người tiêu dùng cả nước trong dịp Tết. Ông Hà Văn Bảy, nông dân trồng khóm ở xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước (Tiền Giang) cho biết, khóm phụng, khóm son là loại khóm kiểng có màu đỏ son sặc sỡ hoặc hình dáng như chim phụng nên được thị trường rất ưa chuộng. Để có các loại khóm này cung cấp cho thị trường thì các thương lái thường phải đặt hàng từ trước Tết khoảng 1-2 tháng.

17/12/2014
Chuỗi Sản Xuất Rau An Toàn Lên Sàn Để Tăng Giá Trị Chuỗi Sản Xuất Rau An Toàn Lên Sàn Để Tăng Giá Trị

Bắt đầu vận hàn7h từ năm 2010, đến nay Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội đã thu hút được 625 Hợp tác xã (HTX) trên 11 tỉnh, thành tham gia với 1.441 điểm phân phối. Cùng với những thành công ban đầu, mô hình này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc phát triển bền vững và tăng thu nhập cho nông dân.

17/12/2014
Gạo Xuất Sang Mexico Chịu Thuế 20% Gạo Xuất Sang Mexico Chịu Thuế 20%

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico từ đầu năm 2013 với 5 doanh nghiệp tham gia. Tính đến hết tháng 9/2014 nước này đã nhập trên 65.000 tấn gạo từ Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ xuất sang quốc gia Bắc Mỹ này khoảng 87.000 tấn gạo. Hiện Việt Nam đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico.

17/12/2014
Cần Cơ Chế Hỗ Trợ Tín Dụng Cho Tái Canh Cà Phê Cần Cơ Chế Hỗ Trợ Tín Dụng Cho Tái Canh Cà Phê

Việc tái canh cà phê khó khăn không chỉ là vấn đề tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra các giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, 85% diện tích cà phê tại Đắk Lắk do người dân trực tiếp quản lý và sản xuất nên việc quản lý, đánh giá chất lượng vườn cây chưa đầy đủ.

17/12/2014
Ấn Độ Tăng Mạnh Nhập Khẩu Thanh Long Của Việt Nam Ấn Độ Tăng Mạnh Nhập Khẩu Thanh Long Của Việt Nam

Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.

17/12/2014