Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Sau Thu Hoạch Và Chế Biến Nông Sản

Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Sau Thu Hoạch Và Chế Biến Nông Sản
Ngày đăng: 20/08/2014

Ngày 19/8, tại hội trường UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có buổi làm việc với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ nội dung liên quan đến báo cáo công tác khuyến nông về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (lúa, cây ăn trái, rau quả).

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, những năm qua cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có bước phát triển mạnh, nhiều loại trang thiết bị máy nông nghiệp mới được đưa vào sản xuất, tỷ lệ cơ giới hóa tăng nhanh trong một số khâu.

Sản xuất nông sản với quy mô lớn từng bước được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Đến tháng 8/2014, toàn tỉnh có trên 1.600 máy gặt đập liên hợp, 654 máy cắt xếp dãy, 13 máy gom suốt.

Có 90% diện tích lúa thu hoạch bằng máy. Hiện toàn tỉnh có 822 lò sấy lúa; tỷ lệ lúa sấy trong vụ hè thu và thu đông đạt 35%. Thực hiện dự án cạnh tranh nông nghiệp, tỉnh Đồng Tháp được hỗ trợ đầu tư 2 kho tạm trữ lúa. Đối với tình hình ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trên cây ăn trái trên địa bàn tỉnh, đến nay chủ yếu là sơ chế để bảo quản được lâu hơn.

Việc ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trên cây ăn trái và rau quả chưa được các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân quan tâm và đầu tư ứng dụng nhiều.

Tại buổi làm việc, đại diện doanh nghiệp Lê Như Brothers trình bày Kế hoạch thu mua và phân phối hàng nông sản Đồng Tháp vào siêu thị, các trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu.

Điểm thu hút sự chú ý của các đại biểu trong kế hoạch này là phương án thu mua tiêu thụ với phương thức thu mua hài hòa lợi ích giữa hai bên; sự cần thiết của việc công khai lợi ích giữa các bên trong các chuỗi cung ứng; Tăng cường ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch Nguyễn Văn Dương đồng ý với kế hoạch trình bày của doanh nghiệp Lê Như Brothers và đề nghị các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để từng bước phát huy ưu thế, khắc phục những tồn tại hạn chế của thị trường nông sản trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi heo hiện đại, mang lại hiệu quả cao Chăn nuôi heo hiện đại, mang lại hiệu quả cao

“Nuôi heo không dễ chút nào, nhưng nếu có lòng kiên trì, cố gắng tìm tòi học hỏi, tổ chức nuôi khoa học, bài bản thì nhất định sẽ... có lãi lớn”. Đó là khẳng định của ông Ngô Hữu Chánh, thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi).

14/11/2015
Kỳ vọng vụ mía ngọt Kỳ vọng vụ mía ngọt

Thời điểm này, nông dân bắt đầu vào vụ thu hoạch mía niên vụ 2015 - 2016. Các công ty sản xuất mía đường trên địa bàn tỉnh đều đã công bố chính sách và giá thu mua đến bà con.

14/11/2015
Hướng dẫn nông dân nuôi nấm xanh phòng trừ sâu hại trên lúa Hướng dẫn nông dân nuôi nấm xanh phòng trừ sâu hại trên lúa

Ngày 11/11, Chi cục BVTV Cà Mau kết hợp với BVTV An Giang tập huấn thực hành nuôi cấy nấm xanh phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá trên lúa vụ đông xuân cho 30 nông dân thuộc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Kinh Dớn, tại ấp Kinh Dớn, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

14/11/2015
Hồ tiêu tăng nóng để ngành hồ tiêu phát triển bền vững Hồ tiêu tăng nóng để ngành hồ tiêu phát triển bền vững

Việc mở rộng diện tích ồ ạt làm sản lượng hạt tiêu liên tục tăng. Do vậy, không ít người lo ngại, 2 - 3 năm tới, khi số tiêu trồng mới cho thu hoạch có dẫn đến tình trạng cung vượt cầu? Bài toán đặt ra lúc này là, làm thế nào để đưa ngành hồ tiêu phát triển bền vững?

14/11/2015
Vị ngọt từ niên vụ mía 2015 2016 ở Trà Vinh Vị ngọt từ niên vụ mía 2015 2016 ở Trà Vinh

Niên vụ mía năm 2015 - 2016 này nông dân tỉnh Trà Vinh đã trồng được hơn 4.430 ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Trà Cú và Tiểu Cần. Hiện nay bà con đã bắt đầu thu hoạch.

14/11/2015