Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng cường trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ

Tăng cường trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ
Ngày đăng: 07/07/2015

An Ninh Đông là xã bãi ngang ven biển, có tiềm năng phát triển nghề cá. Trước đây, tại vùng biển này, nguồn lợi thủy sản ở tầng đáy khá phong phú và nổi tiếng như: cá cơm, cá nục, cá sòng, cá ngân, cá mú, tôm hùm, cua biển và nhiều loài ốc… Tuy nhiên, những năm qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ tại vùng biển trong tỉnh phát triển mạnh đã làm suy giảm nguồn lợi. Chính điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế của các nghề khai thác ven bờ ngày càng thấp.

Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Ninh Đông được thành lập với 188 hộ thành viên, được chia thành 9 tổ đội sản xuất. Đây là địa phương thứ ba trong tỉnh thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ (trước đó là xã An Chấn và An Hòa, huyện Tuy An). Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh, từ nay đến cuối năm 2015 sẽ thành lập thêm bảy tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ tại bảy xã, phường, gồm: An Hải (huyện Tuy An), Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Cảnh, Xuân Phương, Xuân Hải và Xuân Hòa (TX Sông Cầu).

Việc thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ nhằm bảo vệ nguồn lợi theo hướng bền vững và bảo đảm duy trì sinh kế lâu dài cho cộng đồng ngư dân. Nội dung hoạt động của tổ chủ yếu tuyên truyền các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bộ quy tắc nghề cá có trách nhiệm và các văn bản pháp luật có liên quan; hỗ trợ bổ sung sinh kế cho cộng đồng ngư dân nghèo…

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh, dự án được tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế (Ngân hàng Thế giới), triển khai tại 8 tỉnh gồm: Cà Mau, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa trong 5 năm (từ tháng 8/2012 đến tháng 1/2018). Tại Phú Yên, tổng mức đầu tư của các tiểu dự án hơn 257 tỉ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới chiếm 85,1%, vốn ngân sách nhà nước (đối ứng) chiếm 10,6% và vốn người dân tham gia các mô hình chiếm 4,8%. Dự án này được chia làm 4 hợp phần, trong hợp phần thứ 3 có tiểu hợp phần đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung

Được biết đến với nhiều công dụng trong giải nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh, vài cơ sở sản xuất trong tỉnh đã đầu tư nghiên cứu phát triển cây chè Dung thành sản phẩm trà, phục vụ người tiêu dùng.

09/09/2015
 Đồng bào Hrê đưa máy móc vào đồng ruộng Đồng bào Hrê đưa máy móc vào đồng ruộng

Đặc thù của ruộng vùng cao trong tỉnh là nhỏ hẹp, bậc thang, trước đây đồng bào Hrê thường dùng sức để làm đất xuống giống hay thu hoạch vụ mùa. Còn bây giờ, nhà nhà đều biết sử dụng máy móc vào đồng ruộng nên đã giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

09/09/2015
Sốt cau ở xứ ngàn cau Sốt cau ở xứ ngàn cau

Sơn Tây là huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi được mệnh danh là xứ ngàn cau. Nơi đây có những chuyện khá ly kỳ: Thương lái thu mua cau non rồi… đổ bỏ, chủ vườn dùng dây thép gai quấn quanh thân hay gắn dao lam vào thân cau để phòng ngừa kẻ gian trộm cau.

09/09/2015
 Thiếu chính sách đòn bẩy để nông dân liên kết phát triển nông nghiệp Thiếu chính sách đòn bẩy để nông dân liên kết phát triển nông nghiệp

Đánh giá này trong báo cáo nghiên cứu về hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp do RCD và Oxfam đồng thực hiện, vừa công bố.

09/09/2015
Thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc nhập khẩu Thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc nhập khẩu

Trung bình mỗi năm, ngành chăn nuôi cần thêm 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu trong nước; đồng nghĩa với việc, ngành chăn nuôi ngành càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

09/09/2015