Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Ngày 16-10, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Chỉ thị số 16/CT-UBND yêu cầu: Sở NN-PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY ngày 14-8 của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ;
Công văn số 1174/UBND-KTN ngày 1-10 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.
Sở NN-PTNT tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch tại các địa phương, đặc biệt tại các xã, phường, thị trấn trong vùng nguy cơ cao; hướng dẫn kỹ thuật nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi thủy sản (con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học...), xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh việc kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý, nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch.
Khảo sát, đề xuất xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh thủy sản...
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, áp dụng kỹ thuật nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh; tuân thủ lịch thời vụ; tuyệt đối không sử dụng các thuốc, hóa chất diệt tạp và xử lý môi trường có nguồn gốc thuốc trừ sâu, thuốc cấm sử dụng theo quy định của Bộ NN-PTNT.
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc và số lượng con giống, thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và kịp thời tổ chức, bao vây khống chế, không để dịch lây lan.
Tuyên truyền cho người nuôi, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản áp dụng đồng bộ các giải pháp nuôi tôm an toàn dịch bệnh, tuân thủ hướng dẫn của cơ quan Thú y về phòng, chống dịch bệnh; mua con giống bảo đảm chất lượng và có kiểm dịch; sử dụng thuốc thú y thủy sản trong danh mục được phép lưu hành...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24/5, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, sau thời gian rớt giá mạnh, khoảng gần 1 tháng trở lại đây, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn Phú Yên đã tăng trở lại.

Cùng với sự phát triển hơn 15 năm qua, người dân nuôi tôm Cà Mau đã thật sự nhận thấy nuôi tôm công nghiệp mang lại nguồn thu nhập "khủng". Bởi thực tế trước đây chỉ cần 3 tháng nuôi thuận lợi là có thể thu về từ 100 - 300 triệu đồng/ao khoảng 2.000 - 4.000 m2, những hộ có số lượng ao nhiều có thể thu về trên 1 tỷ đồng.

Trước khi giới thiệu chúng tôi xuống thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông thí điểm của anh Liêu Văn Hoàng ở thôn Tha Cát, đồng chí Điệp Văn Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Huy (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Vốn xuất phát điểm là xã nghèo, nhưng những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của cấp trên cùng với sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, đời sống mọi mặt của xã đã có những chuyển biến tích cực.

Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Tiền Giang và các sở, ban, ngành tỉnh đề nghị xem xét, cho phép thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết: Hai năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể. Đặc biệt, vừa qua huyện đã hoàn thành việc quy hoạch 2 vùng nuôi tôm tập trung gồm: Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 20ha và vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Lập, diện tích 20ha.