Tăng cường nguồn thủy hải sản bền vững tại Việt Nam

Những nhà hàng tham gia chương trình sẽ dùng nguyên liệu là các loại thủy hải sản bền vững để chế biến món ăn, đồng thời mở quầy triển lãm thông tin về nguồn nguyên liệu này.
Hiện nhiều doanh nghiệp VN đã sản xuất các loại thủy hải sản bền vững nhưng chủ yếu để xuất khẩu chứ không bán ở thị trường nội địa. Tuần lễ Thủy hải sản bền vững là dịp để người tiêu dùng trong nước tiếp cận nguồn sản phẩm “đúng chuẩn quốc tế” và được các nhà tổ chức kỳ vọng sẽ là khởi đầu cho xu hướng mới: sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường tại VN.
Giám đốc WWF - Việt Nam Văn Ngọc Thịnh nhận định: “Nếu công chúng ủng hộ xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm, các doanh nghiệp sẽ có động lực để nỗ lực nhân rộng mô hình sản xuất thủy hải sản xanh - sạch tại VN, từ đó giúp nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và giảm tác động xấu của ngành này đến môi trường”.
Có thể bạn quan tâm

Tại tỉnh Hậu Giang, giá mía đã tăng cao trở lại từ 10 - 15% so với vụ trước. Đây là một tin vui với người dân trồng mía, sau nhiều năm giá mía nguyên liệu giảm mạnh.

Diễn ra đồng thời ở 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh từ ngày 25/9- 4/10, Tuần nhận diện hàng Việt Nam là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) thông tin, giới thiệu, quảng bá, bán các sản phẩm hàng hóa có chất lượng sản xuất tại Việt Nam.

Từ “cánh đồng mẫu lớn” của Công ty CP vật tư nông nghiệp An Giang (AGPPS) năm 2007 chỉ 200ha, đến năm 2015, “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” đã phát triển mạnh ra nhiều tỉnh, thành với khoảng 290.000ha.

Những năm gần đây, nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai ở khắp các địa phương trong tỉnh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, sản lượng cây trồng và thu nhập cho người dân.

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 kèm mưa to, gió mạnh vừa qua đã khiến nhiều diện tích rau trong tỉnh bị dập nát, hư hỏng. Người trồng rau vì thế cũng phập phồng, lo lắng khi quyết định xuống giống rau vụ đông, bởi mùa mưa bão đã bắt đầu...