Tăng cường nguồn thủy hải sản bền vững tại Việt Nam

Những nhà hàng tham gia chương trình sẽ dùng nguyên liệu là các loại thủy hải sản bền vững để chế biến món ăn, đồng thời mở quầy triển lãm thông tin về nguồn nguyên liệu này.
Hiện nhiều doanh nghiệp VN đã sản xuất các loại thủy hải sản bền vững nhưng chủ yếu để xuất khẩu chứ không bán ở thị trường nội địa. Tuần lễ Thủy hải sản bền vững là dịp để người tiêu dùng trong nước tiếp cận nguồn sản phẩm “đúng chuẩn quốc tế” và được các nhà tổ chức kỳ vọng sẽ là khởi đầu cho xu hướng mới: sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường tại VN.
Giám đốc WWF - Việt Nam Văn Ngọc Thịnh nhận định: “Nếu công chúng ủng hộ xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm, các doanh nghiệp sẽ có động lực để nỗ lực nhân rộng mô hình sản xuất thủy hải sản xanh - sạch tại VN, từ đó giúp nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và giảm tác động xấu của ngành này đến môi trường”.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến trung tuần tháng 4, toàn xã Đắk D’rông (Chư Jút) đã mất trắng trên 20/90 ha lúa vụ đông xuân do nắng hạn. Số diện tích này chủ yếu nằm ở các thôn 11, 13, 15 do hồ Đắk D’rông và hồ Đắk Rít đã cạn kiệt nước.

Theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa vừa được Chính phủ ban hành, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước.

Nông, lâm, thủy sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quý I, xuất khẩu nhóm hàng này lại có sự sụt giảm khá mạnh, giảm tới 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin từ Liên hiệp HTX TM TPHCM Saigon Co.op, hệ thống siêu thị Co.opmart đã chính thức ký kết bao tiêu hơn 100 tấn củ hành tím Vĩnh Châu - Sóc Trăng giúp nông dân giải quyết khó khăn hiện tại khi mặt hàng này được mùa mất giá.

Mới đây, những thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) không thể bàng quan: Trong 2 tháng đầu năm 2015, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối nhập khẩu 107 lô tôm, tương đương 1/3 tổng số lô tôm bị từ chối trong năm 2014.