Tăng Cường Kiểm Tra, Kiểm Dịch Giống Tôm Để Thả Nuôi Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa

Để thả nuôi 3.900 ha tôm sú và 120 ha tôm he chân trắng vụ xuân - hè năm 2013 theo kế hoạch, các chủ ao đầm trong tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu 250 triệu con giống tôm sú và 190 triệu con giống tôm he chân trắng.
Theo lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: vụ nuôi tôm này, các trại trong tỉnh chỉ sản xuất được khoảng 50 triệu con giống tôm sú, lượng giống còn lại sẽ được nhập từ tỉnh ngoài.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thả nuôi giống tôm kém chất lượng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ cho Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra, kiểm dịch 100% lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh và tôm di ương từ tỉnh ngoài về. Tuy nhiên, thực tế các năm vừa qua, Chi cục Thú y chỉ kiểm tra, kiểm dịch được từ 60 đến 80% lượng tôm di ương từ tỉnh ngoài về địa bàn tỉnh. Nhiều lô tôm giống mang sẵn mầm bệnh không được kiểm dịch chất lượng và xử lý bệnh để loại bỏ, vẫn đem thả nuôi, gặp môi trường nước ô nhiễm, làm dịch bệnh lây lan, tôm chậm lớn,...
Theo lịch thời vụ, từ trung tuần tháng 3 đến trung tuần tháng 4-2013, các chủ ao đầm vùng triều sẽ đồng loạt thả tôm giống xuống ao nuôi, các cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng kiểm tra chặt chẽ lượng tôm giống được vận chuyển từ các tỉnh vào Thanh Hóa, không cho bán những lô tôm giống chưa được kiểm dịch chất lượng, bệnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể các huyện vùng triều cần tăng cường kiểm soát các đối tượng đưa giống tôm đến địa bàn có đủ các giấy tờ đã công nhận kiểm dịch tại nơi sản xuất, đồng thời tuyên truyền cho chủ đồng chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Để thích ứng hơn nữa với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ kỹ thuật canh tác của tỉnh miền núi Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa bổ sung quy trình sản xuất cà phê bền vững theo phương pháp “3 lần 3” (3 phải, 3 giảm và 3 tăng) để chuyển giao rộng rãi cho người nông dân.

Tới nay đã có 52 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất rau, hoa ở Đà Lạt và vùng phụ cận (gồm các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà) được UBND thành phố Đà Lạt cấp Chứng nhận nhãn hiệu rau hoa Đà Lạt.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong 7 tháng đạt 77 ngàn tấn, với tổng kim ngạch đạt 120 triệu USD. tương đương với khối lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 4,1% về giá trị do giá xuất khẩu tăng.

Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) muốn thu tiền bản quyền đối với giống thanh long ruột tím, một sản phẩm của quá trình nghiên cứu, lai tạo của viện này, khi đưa ra thị trường xuất khẩu.

Giá rau muống tăng gần gấp ba lần so với bình thường, phổ biến ở mức 10.000 đồng -12.000 đồng/mớ, rau ngót lên mức 7.000-8.000 đồng, mồng tơi 6.000-7.000 đồng/mớ, cải ngọt 20.000-22.000 đồng/kg