Tăng cường hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản

Theo Vụ Nuôi trồng Thủy sản, công tác quan trắc môi trường đóng góp lớn cho việc cung cấp thông tin diễn biến môi trường vùng nuôi, giúp chỉ đạo sản xuất và quản lý NTTS hiệu quả. Việc quan trắc môi trường trong NTTS góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Tại các tỉnh miền Trung, công tác quan trắc môi trường đã được quan tâm đầu tư nhưng còn nhiều hạn chế, do kinh phí hạn hẹp. Điển hình như tỉnh Quảng Nam có 300 triệu đồng/năm, bao gồm quan trắc mẫu bệnh và quan trắc môi trường; Phú Yên khoảng 135 triệu đồng/năm (45 triệu trả lương cho cán bộ quan trắc, 95 triệu cho kinh phí quan trắc và mua trang thiết bị); Thừa Thiên - Huế 120 triệu đồng/năm. Các tỉnh còn lại kinh phí khoảng 20 - 70 triệu đồng/năm. Đặc biệt, các tỉnh Tây Nguyên chưa được quan tâm đầu tư cho hoạt động quan trắc môi trường. Ngoài ra, cán bộ làm công tác quan trắc môi trường của các tỉnh không nhiều, chưa được đào tạo chuyên sâu.
Trước thực tế trên, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, vai trò quan trắc môi trường rất quan trọng đối với NTTS, vì vậy, cần được thực hiện đồng bộ tại các địa phương trong cả nước và những vùng nuôi trọng điểm. Thời gian tới, các Sở NN&PTNT cần tăng cường tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để các địa phương thực hiện quan trắc; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, xây dựng mạng lưới cộng tác viên…
Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 làm đệm lót chuồng nuôi. Theo các hộ chăn nuôi, mô hình trên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp xử lý triệt để chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

Công ty TNHH Bayer Việt Nam vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình trình diễn giống lúa lai TEJ vàng sản xuất trong vụ Thu 2014 tại thôn Định Trường, xã Vĩnh Quang.

Những ngày gần đây giá hành lá ở các tỉnh ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 24-8, thương lái ở Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp… thu mua hành lá tại ruộng với giá 650.000- 700.000 đồng/tạ, cao gấp nhiều lần so thời điểm đầu năm 2014.

Từ năm 2003 đến nay, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Vị Thủy, hàng ngàn hộ nghèo ở địa phương có điều kiện đầu tư sản xuất, từng bước cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương.

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất.