Tăng cường hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản

Theo Vụ Nuôi trồng Thủy sản, công tác quan trắc môi trường đóng góp lớn cho việc cung cấp thông tin diễn biến môi trường vùng nuôi, giúp chỉ đạo sản xuất và quản lý NTTS hiệu quả. Việc quan trắc môi trường trong NTTS góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Tại các tỉnh miền Trung, công tác quan trắc môi trường đã được quan tâm đầu tư nhưng còn nhiều hạn chế, do kinh phí hạn hẹp. Điển hình như tỉnh Quảng Nam có 300 triệu đồng/năm, bao gồm quan trắc mẫu bệnh và quan trắc môi trường; Phú Yên khoảng 135 triệu đồng/năm (45 triệu trả lương cho cán bộ quan trắc, 95 triệu cho kinh phí quan trắc và mua trang thiết bị); Thừa Thiên - Huế 120 triệu đồng/năm. Các tỉnh còn lại kinh phí khoảng 20 - 70 triệu đồng/năm. Đặc biệt, các tỉnh Tây Nguyên chưa được quan tâm đầu tư cho hoạt động quan trắc môi trường. Ngoài ra, cán bộ làm công tác quan trắc môi trường của các tỉnh không nhiều, chưa được đào tạo chuyên sâu.
Trước thực tế trên, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, vai trò quan trắc môi trường rất quan trọng đối với NTTS, vì vậy, cần được thực hiện đồng bộ tại các địa phương trong cả nước và những vùng nuôi trọng điểm. Thời gian tới, các Sở NN&PTNT cần tăng cường tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để các địa phương thực hiện quan trắc; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, xây dựng mạng lưới cộng tác viên…
Có thể bạn quan tâm

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

Nhanh tay cấy nốt diện tích lúa của gia đình, chị Nguyễn Thị Minh, xã Nghĩa Thái (Nghĩa Hưng) cho biết: Ngay sau khi thu hoạch lúa xuân, gia đình tôi tiến hành làm đất, vì vậy có thể cấy lúa mùa sớm nhằm tạo quỹ đất cho sản xuất cây vụ đông ưa ấm. Cũng như gia đình chị Minh, đến thời điểm này, gia đình anh Vũ Văn Hải, xã Hải Tây (Hải Hậu) cũng đã hoàn thành việc gieo cấy lúa mùa.

"Sáng cấy, chiều gặt” là câu nói vui của diêm dân về nghề sản xuất muối nhưng ẩn giấu trong đó bao nỗi nhọc nhằn.

Với 72km bờ biển, những năm qua kinh tế biển đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản cả về sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản. Sự phát triển của ngành kinh tế biển còn góp phần quan trọng vào công cuộc giữ gìn chủ quyền, an ninh trên vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của đất nước.

Mô hình làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang mà người dân gọi là lúa siêu sạch, đang giúp nhiều nhà nông hạ giá thành sản xuất, ổn định đầu ra, nâng cao thu nhập.