Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Giám Sát Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm

Tăng Cường Giám Sát Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm
Ngày đăng: 02/10/2014

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm…  Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.

Kiểm soát tốt dịch bệnh

Tháng 5/2014, tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã có báo cáo ca tử vong ở người đầu tiên do nhiễm vi rút cúm A/H5N6. Tại Việt Nam, đã phát hiện vi rút cúm A/H5N6 ở đàn gia cầm tại các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tĩnh với kiểu gen tương đồng trên 99% so với chủng vi rút cúm A/H5N6 gây tử vong cho người ở Trung Quốc.

Đồng thời, ngày 15/8/2014, đã phát hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 trên đàn chim trĩ đỏ tại tỉnh Lào Cai; dịch lở mồm long móng do vi rút type O và A đã phát sinh tại tỉnh Nghệ An từ cuối tháng 7/2014 làm 121 trâu, bò mắc bệnh. Hiện nay, những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của nhân dân trên địa bàn tăng cao; việc vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm cũng tăng.

Cùng với đó, thời tiết khí hậu chuyển mùa làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, là điều kiện tốt cho các loại dịch bệnh phát triển trên gia súc, gia cầm, nhất là dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở trâu, bò. Đây là nguy cơ phát sinh và lây lan các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh trong thời gian tới.

Theo đánh giá của Chi cục Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt, không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc đặc biệt là không xảy dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên đàn heo.

Trong tháng 4 có xảy ra 1 ổ dịch cúm gia cầm tại xã Nam Chính (Đức Linh) nhưng đã được khống chế kịp thời, không để bệnh lây lan.

Có được kết quả này là do các địa phương đã chủ động xây dựng, phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là chủ động phòng bệnh bằng vắc-xin; phát động các chiến dịch vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, vùng có nguy cơ cao; tăng cường ngăn chặn buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm nhập lậu xâm nhập vào địa bàn.

Không nên chủ quan

Sự trở lại của cúm A/H5N1, việc tồn tại của cúm A/H1N1, nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập và sự xuất hiện của chủng cúm mới A/H5N6 là đáng lo ngại. Bởi điều này cho thấy, vi rút cúm luôn biến đổi khó lường. Trong khi cơ thể người chưa có kháng thể chống lại những vi rút mới.

Thế nên, để phòng chống dịch bệnh cúm từ các chủng vi rút, nhất là cúm A/H5N1 và A/H5N6, các ngành, địa phương và người dân không được chủ quan, lơ là.  Những tháng còn lại năm 2014, Chi cục Thú y tỉnh tập trung cho công tác triển khai tiêm vắc-xin phòng dịch cho các địa phương.

Theo đó, ngành thú y trong toàn tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn nhân lực, kinh phí, phương tiện dụng cụ hóa chất để thực hiện công tác tiêm phòng, ứng phó kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

Ông Châu Ngọc Tấn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: “Đến nay Chi cục Thú y đã tiến hành tiêm phòng hơn 5,5 triệu lượt con gia súc gia cầm.

Ngành thú y đã cấp 81.675 liều vắc xin type O phòng bệnh lở mồm long móng cho 8 huyện, thị trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị đã tiến hành triển khai tiêm cho các vùng, đàn gia súc, gia cầm có nguy cơ.

Từ nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ, ngành thú y đã cấp hơn 1.400 nghìn liều vắc-xin tiêm phòng cho gia cầm. Hiện các địa phương đang tiến hành tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng chăn nuôi, nhằm ngăn sự phát sinh và lây lan nguồn bệnh trên đàn gia súc, gia cầm”.


Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Hùng Vương đầu tư 10 triệu USD phát triển trang trại nuôi heo thịt công nghệ cao Tập đoàn Hùng Vương đầu tư 10 triệu USD phát triển trang trại nuôi heo thịt công nghệ cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng vừa tiếp và làm việc với Tập đoàn Hùng Vương về dự án phát triển 2 trang trại nuôi heo thịt công nghệ cao tại huyện Tri Tôn.

31/08/2015
Giá nấm rơm tăng cao Giá nấm rơm tăng cao

Những ngày gần đây, giá nấm rơm đang tăng lên từ 15.000 - 20.000 đồng/kg so với vụ trước. Cụ thể, giá nấm rơm được bày bán ở các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg; còn các tiểu thương thu mua tại nhà của người dân dao động ở mức 35.000 - 38.000 đồng/kg.

31/08/2015
Gần 1.000 ha mì bị thối củ và cháy lá vi khuẩn Gần 1.000 ha mì bị thối củ và cháy lá vi khuẩn

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, đến nay toàn huyện phát hiện gần 1.000 ha mì bị bệnh thối củ và cháy lá vi khuẩn.

31/08/2015
Vực dậy ngành chè Vực dậy ngành chè

Cây chè liên quan đến đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân, nhưng hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế của loại cây này rất thấp, nguyên nhân chính là do sản xuất manh mún, thiếu liên kết với thị trường, an toàn thực phẩm chưa quản lý tận gốc…

31/08/2015
Nông dân trúng mùa kiệu mà không được giá Nông dân trúng mùa kiệu mà không được giá

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.

31/08/2015