Tăng cường đưa các sản phẩm thủy sản vào siêu thị

Đối với các loài cá biển nuôi lồng bè gồm có: cá giò (cá bớp), cá chẽm (cá vược), cá mú (cá song) và cá chim vây vàng.
Các loài cá biển trên nuôi chủ yếu tại TP.
Vũng Tàu, có sản lượng hàng năm bình quân cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 1.400 tấn, sản lượng có thể cung cấp ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh khoảng từ 100 - 300 tấn/năm.
Đối với các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ gồm hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương, hiện được nuôi nhiều tại địa phương, sản lượng bình quân cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 11.000 tấn/năm, ước tính có thể cung cấp ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh khoảng 3.000 tấn/năm.
Các loài tôm nước lợ gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi ổn định tại các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh với diện tích khoảng 3.900ha, trong đó tôm nuôi thâm canh là 886,7ha, sản lượng hàng năm bình quân cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 4.600 tấn.
Ước tính có thể cung cấp ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh khoảng 300 - 600 tấn/năm.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số loài thủy sản nước ngọt truyền thống như cá trắm, trôi, chép, mè, rô phi, các loài thủy đặc sản như ba ba, lươn, ếch...
có sản lượng tương đối lớn, hàng năm có thể cung cấp sản lượng ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, con bò sữa đang được người dân xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) lựa chọn. Có thể nói, con bò sữa đang mở hướng làm giàu cho người dân nơi đây, nhưng, để đàn bò phát triển bền vững thì còn nhiều khó khăn, thử thách.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, tính đến ngày 25.3, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh gần 613 ha; trong khi đó, vào tháng 1 và 2, diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là 301,4 ha. Như vậy, chỉ trong một tháng đã có trên 300 ha mì bị rệp sáp bột hồng tấn công.

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.