Tăng cường đưa các sản phẩm thủy sản vào siêu thị

Đối với các loài cá biển nuôi lồng bè gồm có: cá giò (cá bớp), cá chẽm (cá vược), cá mú (cá song) và cá chim vây vàng.
Các loài cá biển trên nuôi chủ yếu tại TP.
Vũng Tàu, có sản lượng hàng năm bình quân cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 1.400 tấn, sản lượng có thể cung cấp ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh khoảng từ 100 - 300 tấn/năm.
Đối với các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ gồm hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương, hiện được nuôi nhiều tại địa phương, sản lượng bình quân cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 11.000 tấn/năm, ước tính có thể cung cấp ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh khoảng 3.000 tấn/năm.
Các loài tôm nước lợ gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi ổn định tại các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh với diện tích khoảng 3.900ha, trong đó tôm nuôi thâm canh là 886,7ha, sản lượng hàng năm bình quân cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 4.600 tấn.
Ước tính có thể cung cấp ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh khoảng 300 - 600 tấn/năm.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số loài thủy sản nước ngọt truyền thống như cá trắm, trôi, chép, mè, rô phi, các loài thủy đặc sản như ba ba, lươn, ếch...
có sản lượng tương đối lớn, hàng năm có thể cung cấp sản lượng ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8/9, tại TP Tuy Hòa, Công ty TNHH Tư vấn và đóng tàu Việt - Nhật (Công ty Yanmar) phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức giới thiệu tàu câu cá ngừ đại dương kiêm chụp mực, vây, rê có vỏ bằng vật liệu FRP (composite) cho hơn 50 ngư dân trong tỉnh.

Huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đang được biết đến là vùng nuôi ba ba gai với khoảng 400 hộ gia đình hiện đang nuôi trồng trên tổng diện tích 11 ha. Bình quân diện tích ao nuôi của mỗi hộ có quy mô từ 100 m2 - 5.000 m2. Hằng năm cung ứng ra thị trường chủ yếu là các tỉnh, thành miền xuôi khoảng 40.000 con giống, trên 2,5 tấn ba ba thương phẩm.

Sau thất bại từ việc nuôi chuyên canh tôm sú từ 10 năm trước, người dân ven phá Cầu Hai, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) chuyển sang nuôi tôm xen cua, cá nước lợ và đã phát huy hiệu quả.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đó là Trung tâm Tư vấn sản xuất - Dịch vụ khoa học công nghệ thủy sản và Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung.

Cải tạo ao đầm là một trong những khâu quan trọng trong nuôi tôm. Hiện đang bước vào mùa cải tạo, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau) đồng loạt sên, vét vuông nuôi, chuẩn bị cho mùa vụ nuôi tôm 2014. Công tác cải tạo vuông nuôi gắn với bảo vệ môi trường cũng được các ngành chức năng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.