Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng

Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng
Ngày đăng: 27/07/2013

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau:  694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.

Hiện đã có 38 xã trong tỉnh có dịch bệnh rệp sáp bột hồng. Châu Thành là huyện có nhiều xã có diện tích mì bị nhiễm rệp hại nhất (15 xã), các huyện còn lại có từ 2 đến 5 xã có diện tích mì bị nhiễm rệp hại. Dù chỉ có 4 xã có diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng nhưng Tân Châu lại là huyện đứng đầu về diện tích mì bị rệp gây hại (303ha), kế đến là huyện Dương Minh Châu (300ha).

Từ ngày 28.5.2013, ngành Nông nghiệp Tây Ninh phối hợp với tổ chức FAO phóng thích 2.000 cặp ong ký sinh trên cách đồng mì nhiễm rệp sáp bột hồng tại xã Ninh Sơn (Thị xã). Tỷ lệ ong ký sinh hiện diện trên ruộng mì điều tra được trước khi phóng thích là 53,3%. Đến ngày 11.6.2013 (14 ngày sau khi phóng thích), tổ chức điều tra hiện diện của ong ký sinh tại khu vực ruộng mì trên cho thấy tỷ lệ ong ký sinh là 98,3%. Tại khu vực cách ruộng mì đã được phóng thích ong ký sinh 1km theo hướng gió, tỷ lệ ong ký sinh là 70%.

Đến ngày 25.6.2013 (28 ngày sau khi phóng thích), tổ chức điều tra hiện diện của ong ký sinh tại khu vực ruộng mì trên cho kết quả như sau: Ruộng mì đã được phóng thích có tỷ lệ ong ký sinh 100%. Ở khu vực cách ruộng mì đã được phóng thích ong ký sinh 1km theo hướng gió, tỷ lệ ong ký sinh 95,6%.

Song song đó, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đã phun thử nghiệm nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rệp sáp bột hồng hại mì. Kết quả đã làm giảm một số lượng rệp sáp bột hồng ở thời điểm 7-10 ngày sau khi phun. Tuy nhiên, do thời điểm phun đang nắng nóng nên nấm xanh không thể sống để hình thành quần thể và tiếp tục ký sinh lên lứa rệp sáp tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều thách thức Kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Theo ADB, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, nhưng nông nghiệp đang yếu nhất khi Việt Nam mở cửa kinh tế.

29/09/2015
Vị ngọt mía đầu vụ Vị ngọt mía đầu vụ

Đúng như đánh giá ban đầu của các nhà máy đường, hiện giá thu mua mía nguyên liệu đang ở mức cao, bà con có nguồn lợi nhuận hấp dẫn;

29/09/2015
Sò huyết thương phẩm tăng giá Sò huyết thương phẩm tăng giá

Hiện nay giá sò huyết thương phẩm trên thị trường đang ở mức cao, nhiều hộ dân nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau hết sức phấn khởi.

29/09/2015
Cần kiểm soát chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản toàn diện hơn Cần kiểm soát chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản toàn diện hơn

Thuốc thú y, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản là những loại vật tư quan trọng quyết định hiệu quả của vụ nuôi thủy sản.

29/09/2015
Phát huy thế mạnh ngành thuỷ sản Phát huy thế mạnh ngành thuỷ sản

Để tận dụng thế mạnh, phát triển ổn định bền vững ngành thuỷ sản, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại hai khu vực: Đảo Hoi với diện tích 200ha và Bản Sen 1.000ha, đây là hai khu vực nuôi nhuyễn thể lớn nhất của huyện.

29/09/2015