Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng

Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng
Ngày đăng: 27/07/2013

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau:  694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.

Hiện đã có 38 xã trong tỉnh có dịch bệnh rệp sáp bột hồng. Châu Thành là huyện có nhiều xã có diện tích mì bị nhiễm rệp hại nhất (15 xã), các huyện còn lại có từ 2 đến 5 xã có diện tích mì bị nhiễm rệp hại. Dù chỉ có 4 xã có diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng nhưng Tân Châu lại là huyện đứng đầu về diện tích mì bị rệp gây hại (303ha), kế đến là huyện Dương Minh Châu (300ha).

Từ ngày 28.5.2013, ngành Nông nghiệp Tây Ninh phối hợp với tổ chức FAO phóng thích 2.000 cặp ong ký sinh trên cách đồng mì nhiễm rệp sáp bột hồng tại xã Ninh Sơn (Thị xã). Tỷ lệ ong ký sinh hiện diện trên ruộng mì điều tra được trước khi phóng thích là 53,3%. Đến ngày 11.6.2013 (14 ngày sau khi phóng thích), tổ chức điều tra hiện diện của ong ký sinh tại khu vực ruộng mì trên cho thấy tỷ lệ ong ký sinh là 98,3%. Tại khu vực cách ruộng mì đã được phóng thích ong ký sinh 1km theo hướng gió, tỷ lệ ong ký sinh là 70%.

Đến ngày 25.6.2013 (28 ngày sau khi phóng thích), tổ chức điều tra hiện diện của ong ký sinh tại khu vực ruộng mì trên cho kết quả như sau: Ruộng mì đã được phóng thích có tỷ lệ ong ký sinh 100%. Ở khu vực cách ruộng mì đã được phóng thích ong ký sinh 1km theo hướng gió, tỷ lệ ong ký sinh 95,6%.

Song song đó, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đã phun thử nghiệm nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rệp sáp bột hồng hại mì. Kết quả đã làm giảm một số lượng rệp sáp bột hồng ở thời điểm 7-10 ngày sau khi phun. Tuy nhiên, do thời điểm phun đang nắng nóng nên nấm xanh không thể sống để hình thành quần thể và tiếp tục ký sinh lên lứa rệp sáp tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ nuôi cua biển sử dụng thức ăn công nghiệp Làm giàu từ nuôi cua biển sử dụng thức ăn công nghiệp

Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều nông dân trong tỉnh lựa chọn bởi ngoài giá trị thương phẩm cao thì chi phí đầu tư trong nuôi cua không quá lớn

21/10/2020
Nuôi ba ba thành tỷ phú tại Yên Bái Nuôi ba ba thành tỷ phú tại Yên Bái

Cát Thịnh là vùng đất nuôi ba ba nổi tiếng của huyện Văn Chấn (Yên Bái), bất kể ai ở đây cũng biết một tỷ phú mới nổi, đó là ông Nguyễn Văn Nghị…

21/10/2020
Hiệu quả từ mô hình nuôi ba ba sinh sản Hiệu quả từ mô hình nuôi ba ba sinh sản

Ba ba là loại động vật dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, đầu ra đảm bảo, đặc biệt là lợi nhuận mang lại khá cao.

29/10/2020
Mô hình VAC khép kín ở Nam Định Mô hình VAC khép kín ở Nam Định

Anh Bùi Văn Lương ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã “biến” bãi ruộng hoang thành trang trại VAC cho thu nhập cao.

06/11/2020
Thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi ốc Thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi ốc

Nuôi ốc nhồi giống, ốc thương phẩm cung cấp cho thị trường cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Hưởng thôn Trung Văn

07/11/2020