Tăng cường áp dụng công nghệ tưới tiên tiến

Trước tình hình khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ hạn hán có thể kéo dài và khốc liệt trong thời gian tới, ngày 12/11 tại TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội thảo “Tăng cường áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn ứng phó với hạn hán”.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, đại biểu được giới thiệu các công nghệ tưới tiên tiến mới nhất, sử dụng hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất như các công nghệ của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tưới cho rau màu, hồ tiêu, cà phê…; công nghệ tưới tiết kiệm cho cà phê kết hợp bón phân qua nước của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên…
Các công nghệ này đều có giá từ 20 – 50 triệu đồng/ha và có thời gian sử dụng 5 – 20 năm; bên cạnh đó công nghệ tưới tiết kiệm của các nước trên thế giới cũng được giới thiệu.
Ngoài ra các mô hình tưới tiết kiệm ở Đồng Nai, Tây Ninh… rất có hiệu quả và thành phong trào được người dân hưởng ứng rộng rãi cũng được giới thiệu.
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, việc cây trồng có đủ nước tưới có thể giúp tăng năng suất từ 10 – 40%, các công nghệ tưới mới giúp giảm chi phí công lao động, phân bón, thuốc BVTV, làm sạch môi trường.
Do vậy việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi khắc nghiệt.
Có thể bạn quan tâm

Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng thức ăn chăn nuôi cũng giảm theo.

Nếu tôm cá nuôi không bị bệnh, tất nhiên người nuôi sẽ không sử dụng thuốc để điều trị thì các sản phẩm thủy sản sẽ có cơ hội đáp ứng được yêu cầu về “ An toàn-Chất lượng”.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.

Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.