Tăng cường áp dụng công nghệ tưới tiên tiến

Trước tình hình khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ hạn hán có thể kéo dài và khốc liệt trong thời gian tới, ngày 12/11 tại TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội thảo “Tăng cường áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn ứng phó với hạn hán”.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, đại biểu được giới thiệu các công nghệ tưới tiên tiến mới nhất, sử dụng hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất như các công nghệ của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tưới cho rau màu, hồ tiêu, cà phê…; công nghệ tưới tiết kiệm cho cà phê kết hợp bón phân qua nước của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên…
Các công nghệ này đều có giá từ 20 – 50 triệu đồng/ha và có thời gian sử dụng 5 – 20 năm; bên cạnh đó công nghệ tưới tiết kiệm của các nước trên thế giới cũng được giới thiệu.
Ngoài ra các mô hình tưới tiết kiệm ở Đồng Nai, Tây Ninh… rất có hiệu quả và thành phong trào được người dân hưởng ứng rộng rãi cũng được giới thiệu.
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, việc cây trồng có đủ nước tưới có thể giúp tăng năng suất từ 10 – 40%, các công nghệ tưới mới giúp giảm chi phí công lao động, phân bón, thuốc BVTV, làm sạch môi trường.
Do vậy việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi khắc nghiệt.
Có thể bạn quan tâm

Giống lúa thuần Việt, có xuất xứ từ xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã nhuộm tím cả huyện Muang Khong, tỉnh Champasak, Lào.

Đó là một trong những chính sách ưu đãi chưa từng có trong dự thảo đề nghị hỗ trợ ngư dân, được Bộ NN&PTNT soạn trong vòng 40 ngày, theo chỉ đạo của Thủ tướng. Dự kiến, văn bản này sẽ được bàn và thông qua tại cuộc họp Chính phủ vào ngày 28/5.

Khúc sông rộng ấy trở thành nơi chết chóc của loài cá khổng lồ nặng hàng trăm ký. Nó được mệnh danh là con sông tử địa hay nghĩa địa của loài cá hô.

Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nguyễn Quý Thạc cho biết, sản lượng khai thác thủy sản Hải Phòng 5 tháng qua đạt 19.213 tấn, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm 2013.

Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học phù hợp với sự phát triển chăn nuôi trong khu vực đông dân cư, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Trong ảnh: Một mô hình nuôi heo trên nền lót đệm sinh học tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức).