Tân Yên (Bắc Giang) Hỗ Trợ Trồng Vú Sữa

Thực hiện dự án phát triển cây vú sữa tại xã Hợp Đức giai đoạn 2012-2015, năm nay, UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) dành kinh phí hỗ trợ giống cho nông dân để mở rộng 3 ha vú sữa tại các thôn: Lò Nồi, Cửa Sông, Hòa An, Lục Liễu.
Được biết, đến nay Hợp Đức có hơn 8 ha vú sữa, trong đó trồng theo dự án 5 ha, phấn đấu đến năm 2015 diện tích cây trồng này tăng lên 20 ha. Ưu điểm của vú sữa nơi đây là vị thơm, ngon, được thị trường ưa chuộng, chín vào tháng hai, tháng ba (âm lịch), tiêu thụ thuận lợi.
Trên cơ sở mở rộng diện tích, huyện từng bước xây dựng, hoàn thiện các thủ tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cây trồng mới của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi. Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.

Giá dê giống cũng đang ở mức khá cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn, do hiện nay có khá nhiều người tìm mua dê giống để nuôi vì thấy đầu ra dê hơi thời gian qua khá tốt. Trong đó, giống dê Boer đang có giá cao và được nhiều người chọn mua về nuôi vì dê có đặc tính dễ ăn và mau lớn.

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.

Thời gian trước, nhà vườn ở huyện Lai Vung gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý diện tích vườn bị già cỗi. Nhiều diện tích vườn phải đốn bỏ do năng suất kém mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất.

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.