Nhập khẩu bông tăng đột biến

Giá bông nhập khẩu 9 tháng giảm 18,8%, xuống còn 1.608 USD một tấn.
9 tháng đầu năm, kim ngạch >nhập khẩu >bông tăng 44,2% về lượng và 17,1% về trị giá so với cùng kỳ 2014.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), tính riêng tháng 9, nhập khẩu bông của cả nước ước đạt 100.000 tấn, trị giá 163 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và 11,9% về trị giá so với tháng trước, tăng 34,1% so với cùng kỳ 2014.
Giá bông nhập khẩu 9 tháng giảm 18,8%, xuống còn 1.608 USD một tấn.
Theo Vitas, các doanh nghiệp xuất khẩu đã có đơn hàng dồi dào cho quý IV, đặc biệt, nhiều đơn vị còn ký luôn cho quý I/2016.
Cho nên, quý IV, Vitas dự báo, lượng bông nhập khẩu tiếp tục trên đà tăng 50% so với cùng kỳ 2014, ước đạt 290.000 tấn.
Bên cạnh bông, các mặt hàng khác như vải, xơ, sợi không có dấu hiệu tăng đột biến. 9 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này chỉ tăng khoảng 3 - 9% so với cùng kỳ 2014.
Có thể bạn quan tâm

Với giá bán hiện tại khoảng 3.000 đồng/cành, mỗi sào hoa cúc (45.000 cây) sau khi trừ chi phí nhà vườn còn thu về 80 triệu đồng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong khi nhiều mặt hàng nông sản chính có suy giảm về cả lượng và giá trị xuất khẩu thì xuất khẩu hạt điều vẫn duy trì đà tăng trưởng khá.

Giống dưa hấu có vỏ đốm vàng như hình mặt trăng và ngôi sao li ti khiến không ít người mê mẩn tìm mua.

Mấy năm gần đây, cứ đến mùa mưa là “đốm nâu” phát triển lây lan rất nhanh, gây thiệt hại lớn cho người trồng thanh long. Năm 2014, lúc cao điểm toàn tỉnh Bình Thuận có trên 12,7 ngàn ha, chiếm trên 53% diện tích thanh long bị nhiễm bệnh. Năm nay tuy mới bước vào đầu mùa mưa cũng đã có trên 7,7 ngàn ha bị bệnh, cao hơn cùng kỳ 2014 gần 400 ha. Diện tích bị bệnh chủ yếu là vùng trồng thanh long tập trung ở Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc.

Mùa nước nổi, cua đồng ở các huyện biên giới Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) được xếp vào hàng đặc sản luôn được thị trường săn đón nên dù giá cao vẫn luôn ở tình trạng "cháy hàng".